| Hotline: 0983.970.780

Vì sao dân vùng cao, hải đảo Quảng Ninh thoát nghèo?

Thứ Tư 10/04/2024 , 16:38 (GMT+7)

Thu nhập bình quân đầu người bà con đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi hải đảo tỉnh Quảng Ninh hiện trên 100 triệu đồng, mục tiêu đến năm 2030 sẽ là 10.000 USD.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Cường Vũ.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Cường Vũ.

Ngày 10/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025.

Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đặt trọng tâm trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; cụ thể hóa và thực hiện khâu đột phá về "xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, gần với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền".

Là tỉnh được trung ương giao chủ động bố trí ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, ngay từ đầu giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung, ưu tiên dành nguồn lực rất lớn từ ngân sách nhà nước (trên 19.400 tỷ đồng, trong đó bố trí trực tiếp cho chương trình trên 4.400 tỷ đồng), đồng thời huy động trên 98.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng và nguồn lực xã hội hóa để triển khai thực hiện Nghị quyết và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết, mặc dù mới bước qua 3 năm đầu phân kỳ của giai đoạn 2021 - 2025, song đến nay tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt 20/25 (80%) chỉ tiêu cụ thể cả giai đoạn của Nghị quyết số 06-NQ/TU, trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng; tỉnh đã hoàn thành trước 3 năm các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, chuyển sang giai đoạn thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn 1,4 lần so với chuẩn nghèo của Trung ương theo tiêu chí thu nhập; tỉnh đã đạt các nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; nhân dân được thụ hưởng các thành quả phát triển của tỉnh; riêng về thu nhập bình quân đầu người tại 67 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tỉnh đến hết năm 2023 đã đạt 73,348 triệu đồng/người/năm (cao hơn khoảng 1,23 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước và cao hơn khoảng 2,8 lần so với mục tiêu chung đến năm 2025 của cả nước về nâng mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số).

Phát biểu tại hội nghị, ông Y Vinh Tơr, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đánh giá cao những kết quả tỉnh Quảng Ninh đã đạt được qua chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ông Y Vinh Tơr nhận định "Quảng Ninh chính là điểm sáng trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia của cả nước".

Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trò chuyện cùng người dân bên lề hội nghị. Ảnh: Cường Vũ

Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trò chuyện cùng người dân bên lề hội nghị. Ảnh: Cường Vũ

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam bên lề hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, cho biết chương trình hiện nay mới bố trí 4.200 tỷ đồng nhưng người dân vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm là gần 98.000 tỷ đồng. Đây chính là đột phá vì sao dân Quảng Ninh thoát nghèo.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.