Những năm qua, nhờ bám trụ nghề nuôi sò huyết bãi bồi, nhiều hộ dân ven biển 2 huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang trở nên khấm khá.
Nhiều hộ dân ven biển khấm khá từ nghề nuôi sò huyết bãi bồi bền vững
Hiện nay, nhu cầu thực phẩm thủy sản đánh bắt tự nhiên rất lớn. Tỉnh Kiên Giang hiện có nhiều sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể, trong đó có sản phẩm chủ lực là sò huyết An Biên - An Minh.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến tháng 9/2023 diện tích nuôi sò huyết bãi bồi nơi đây đạt hơn 7.360 ha, tổng sản lượng hơn 19.000 tấn, năng xuất bình quân hơn 2,5 tấn/ha.
Những năm gần đây, môi trường nước có biến động, thời tiết thay đổi thất thường; dịch bệnh, dịch hại thường xuyên xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, với mô hình nuôi sò huyếtthương phẩm ven bãi triều lại rất bền vững về môi trường, mang lại hiệu kinh tế cao.
Ông LÊ PHƯỚC LÀNH - Xã Nam Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang:“Kiên Giang ở đây thì cái vùng bãi bồi ở đây chắc cở 5 hay cây số gì đó, thì ở đây nuôi cũng hiệu quả, mưa ích hiệu quả rất cao. Thời tiết mà con sò nó thiên nhiên là không có biện pháp nào hết vì nó sống ở vùng theo nước mà, nước nó vừa cái tầm độ thì nó mới phát triển được, nếu nước ngọt quá thì sò bị hao mà nó vừa chết nửa, thì nông dân năm đó chắc cú là lổ rồi đó, lấy vốn lại hoặc không hiệu quả”.
Ông TRANG MINH TÚ - Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang:“Đối với địa phương thì mình có những lớp, buổi trao đổi kinh nghiệm, đối với các hộ nuôi về các biện pháp thả giống, thời điểm thả, mùa vụ cho phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, thứ 2 là có phối hợp với Trung tâm kuyến nông tỉnh xây dựng mô hình điểm để hướng dẫn kỷ thuật cho bà con, trong thời gian qua cũng hổ trợ cho 1 chủ thể xây dựng được sản phẩm Ocop là sò huyết An Biên để nhằm quản bá và nâng cao giá trị con sò huyết của huyện”.
Ông Dương Quốc Dũng được xem là ngư dân kì cựu với nghề nuôi sò ở vùng biển bồi này. Theo lời ông Dũng, mô hình nuôi sò huyết đã được hình thành cách đây hàng chục năm. Thời gian đầu, rất ít người thành công trong nghề nuôi sò huyết. Bản thân ông từng đối mặt với khó khăn trong quá trình nuôi tôm, cua. Đến khi huyện An Biên có chủ trương chuyển đổi, phát triển nghề nuôi sò huyết, gia đình ông mới thật sự “phất lên”.
Ông DƯƠNG QUỐC DŨNG - Xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang: “Thời tiết tháng 4 có mưa xuống thì mình thả rất là tốt, còn năm nào bất yếu thì tốt, còn năm nào bất mạnh thì thời tiết rạch giá đỗ về nhiều thì con giống bị hao hụt nhiều, nói chung cái con sò huyết thuận lợi thời tiết, con giống nó sanh được nhiều và mình mua được rẻ mình nuôi thuận lợi, thì 5 ha mỗi năm kiếm được 1 hay 2 trăm triệu lời”
Theo người dân địa phương, sò huyết là loại dễ nuôi, ít công chăm sóc, cho ăn. Tuy nhiên, quá trình nuôi phải cất chòi canh trên diện tích bãi bồi ven biển, ngăn không cho người lạ vào khai thác.
Bởi vậy, người dân vùng này phải bám lấy mặt biển suốt vụ nuôi sò. Mỗi vụ sò từ khi thả giống đến thu hoạch kéo dài khoảng 1 năm. Trừ chi phí, mô hình này mang lại thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Vài năm trở lại đây, nghề nuôi sò huyết phát triển khá mạnh ở huyện An Biên. Huyện tập trung khảo sát khu vực ven biển, đánh giá cụ thể thực trạng đất đai, rừng và bãi bồi ven biển; phương tiện đánh bắt thủy sản, mô hình nuôi trồng; đánh giá độ canh tác và khả năng đầu tư, nhất là đầu tư bờ bao, ao nuôi… Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phát triển ổn định nghề nuôi sò huyết thương phẩm theo hướng bền vững.
Ông TRANG MINH TÚ - Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang: “Xây dựng thương hiệu của sản phẩm, đặc biệt là truy xuuất nguồn gốc, như là phát triển sản phẩm OCOP con sò, trong thời gian tới là tiếp tục thương ại hóa sản phẩm, như là bao bì nhãn mác, để cho sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất làm sau bền vững và đảm bảo vùng nuôi đồng bộ, hạn chế rủi ro”.
Mô hình nuôi sò huyết trên mặt nước bãi bồi ven biển còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Trung bình, 1 hộ nuôi, giúp cho khoảng 7 - 10 lao động thường xuyên có việc làm thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, một lực lượng lớn lao động khi đến mùa vụ cào sò giống về bán lại cho các hộ nuôi sò huyết.
Thời gian gần đây, một số cơ sở thu mua tại huyện An Biên còn tổ chức đưa con sò huyết “xuất ngoại”, đây là một trong những giải pháp khả thi để nâng cao đời sống của người dân mưu sinh với nghề này.
Bà ĐOÀN THỊ MỸ LY - Chủ cơ sở thu mua tại xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang: “Sò huyết của bà con năm nay số lượng cũng nhiều, tiêu thụ cũng tốt mà sản lượng cũng ngon như mọi năm, giá thành thì rẻ hơn mọi năm tầm 5 ngàn đến 10 ngàn, tùy theo xây, còn tiêu thụ ở các đầu mối thì có phần giảm sút,nhưng mà vấn đề đó thì có tiêu thụ qua các nước bạn, một số nước bạn thì 1 ngày 1 vài tấn”.
Hiện ngành chức năng và các địa phương của tỉnh Kiên Giang đã và đang thực hiện bố trí sắp xếp nghề nuôi nhuyễn thể theo hướng tập trung, liên kết sản xuất, gắn với công tác giao khu vực biển theo quy định. Tăng cường vận động, hỗ trợ, khuyến khích người nuôi tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, để hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất.