| Hotline: 0983.970.780

Vinashin, Vinalines nợ tiền BHXH, BHYT trên 365 tỷ đồng

Thứ Tư 26/06/2013 , 09:40 (GMT+7)

Tính đến hết tháng 5/2013, số nợ BHXH, BHYT lên tới gần 9.600 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ), trong đó dẫn đầu là Tập đoàn Vinashin, Vinalines với 365,1 tỷ đồng.

Ngày 26/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) cảnh báo tình trạng đơn vị sử dụng lao động không đóng BHXH, BHYT cho người lao động; đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đóng không đúng thời gian quy định đang ngày càng phổ biến và gia tăng, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tính đến hết tháng 5/2013, số nợ BHXH, BHYT lên tới gần 9.600 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ), trong đó dẫn đầu là Tập đoàn Vinashin, Vinalines với 365,1 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 455 đơn vị có số nợ tiền đóng BHXH, BHYT trên 1 tỷ đồng kéo dài từ 12 tháng trở lên; 255 doanh nghiệp bị rút giấy phép kinh doanh với số tiền nợ là 8 tỷ đồng; 329 doanh nghiệp bị phá sản với số tiền nợ 39 tỷ đồng.


Chỉ khi vào viện, nhiều lao động mới biết bị ông chủ "quỵt" tiền BHXH, BHYT của mình

Đặc biệt, có nhiều đơn vị để nợ trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Có doanh nghiệp khi thanh tra vào cuộc đã truy nộp nhưng chỉ mang tính đối phó rất ít rồi hứa trả dần. Thậm chí khi bị kiện ra tòa về việc chậm đóng BHXH, BHYT nhưng doanh nghiệp này cũng không chấp hành các phán quyết của tòa án.

Theo đại diện BHXH VN, thủ đoạn của các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm chủ yếu như ký hợp đồng bằng miệng với người lao động, ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động thời vụ, ký hợp đồng dưới 12 tháng để trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp còn chây ỳ, cố tình chậm đóng BHXH, BHYT, chỉ đăng ký đóng cho lãnh đạo quản lý, nhân viên thuộc khối văn phòng hoặc đóng không đúng mức quy định, đóng theo quý hoặc 6 tháng (trong khi Luật quy định đóng hàng tháng).

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.