| Hotline: 0983.970.780

VnSAT - hình mẫu về sự đóng góp của quốc tế vào nông nghiệp

Thứ Tư 29/12/2021 , 10:00 (GMT+7)

Những thành công của ngành nông nghiệp những năm qua có sự đóng góp rất lớn từ các dự án hợp tác quốc tế. Dự án VnSAT là một hình mẫu.

VnSAT không chỉ tác động về kinh tế mà còn môi trường, xã hội

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định: “Song hành với ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua, không thể không kể tới vai trò của các hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là sự hỗ trợ về nguồn lực từ các dự án hợp tác quốc tế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm vườn cà phê VnSAT tại Viện WASI. Ảnh: LB.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm vườn cà phê VnSAT tại Viện WASI. Ảnh: LB.

Có thể nói, ít Bộ, ngành nào có được sự hỗ trợ của nhiều dự án hợp tác quốc tế như Bộ NN-PTNT. Thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của ngành như nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển nông thôn… đều có sự đóng góp rất lớn từ các dự án hợp tác quốc tế”.

Thứ trưởng Lê quốc Doanh cho biết, từ năm 2013, chúng ta đã nhận được sự hỗ trợ, triển khai rất hiệu quả của dự án về nông nghiệp cacbon thấp của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tiếp theo là các dự án của ADB về giảm phát thải trong ngành chăn nuôi, xử lý các phụ phẩm trong ngành trồng trọt…

Đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn vừa qua, dự án đầu tiên mà Ngân hàng Thế giới (World Bank) cam kết hỗ trợ triển khai cho ngành nông nghiệp nước ta, đó là Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT).

Theo đó, chúng ta đã chọn 2 ngành hàng đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta là lúa gạo và cà phê để ưu tiên triển khai dự án.  Dự án đã được thực hiện ở 13 tỉnh, gồm 5 tỉnh Tây Nguyên cho ngành hàng cà phê và 8 tỉnh vùng ĐBSCL cho ngành hàng lúa gạo.

“Tất cả các tiêu chí, chỉ tiêu của dự án sẽ kết thúc vào 30/6/2022. Đến thời điểm này, tất cả các tiêu chí đặt ra của dự án đều đã được triển khai và hoàn thành rất xuất sắc. Việc triển khai dự án không chỉ có ý nghĩa, tác động cả về hiệu quả kinh tế như cải thiện năng suất, chất lượng cho ngành hàng lúa gạo và cà phê, mà còn cải thiện, tạo chuyển biến hết sức tích cực về vấn đề môi trường và cả về yếu tố xã hội”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm vườn cà phê VnSAT của một HTX ở Đắc Lắc. Ảnh: LB.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm vườn cà phê VnSAT của một HTX ở Đắc Lắc. Ảnh: LB.

World Bank đánh giá, đây là dự án hình mẫu. Hiện tại, Bộ NN-PTNT đang phối hợp với các địa phương triển khai dự án để tổng kết, đánh giá tổng thể về dự án VnSAT đối với ngành hàng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Từ dự án VnSAT, chúng ta cũng đã xác định việc sản xuất đối với lúa gạo và cà phê nói riêng, các ngành hàng khác của nông nghiệp nói chung luôn luôn phải hướng tới mục tiêu phải phát triển bền vững. Không chỉ tăng năng suất mà phải đi đôi với giảm giá thành, giảm chi phí sản xuất… Từ việc giảm chi phí sản xuất, sẽ có tác động giúp bảo vệ môi trường tốt hơn, đặc biệt là việc giảm được phân bón, thuốc BVTV trong trồng trọt.

“Đây là cách tiếp cận rất đúng, và cũng không phải là điều gì quá xa xôi, mà bản thân chúng ta cũng có thể tổng kết thành các gói kỹ thuật để đưa vào sản xuất, kết hợp với việc tổ chức sản xuất của nông dân, hỗ trợ hợp tác xã/tổ chức nông dân để liên kết khép kín trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm…”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng cho biết, từ dự án VnSAT, Bộ NN-PTNT cùng với World Bank và các địa phương sẽ cùng nhau tổng kết dự án để mở ra với các đối tác mới, các dự án mới trong giai đoạn tới.

Thúc đẩy phát triển lúa gạo, cà phê bền vững

Sau 6 năm thực hiện, dự án VnSAT đã đạt và vượt chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, có tác động to lớn đến phát triển ngành hàng lúa gạo và cà phê bền vững và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nông dân trong các vùng dự án VnSAT ở ĐBSCL đã giảm rất nhiều phân bón hóa học, giúp giảm chi phí sản xuất. Ảnh: LT.

Nông dân trong các vùng dự án VnSAT ở ĐBSCL đã giảm rất nhiều phân bón hóa học, giúp giảm chi phí sản xuất. Ảnh: LT.

Dự án triển khai tại các tỉnh ĐBSCL, đã đào tạo kỹ thuật 3G3T cho 155.780 nông dân với diện tích 213.663 ha. Qua đánh giá mức độ áp dụng sau đào tạo đã có khoảng 83% diện tích được đào tạo áp dụng đủ 4 tiêu chí của quy trình 3G3T tương đương diện tích khoảng 175.442 ha đạt 117% so với mục tiêu cuối kỳ là 150.000 ha.

Các tỉnh ĐBSCL thực hiện giai đoạn gia hạn 86 tiểu dự án (chia làm 87 gói thầu) với tổng vốn đầu tư khoảng 1.094,4 tỷ đồng (gồm vốn IDA là 830,6 tỷ đồng và vốn đối ứng là 263,8 tỷ đồng).

Đối với quy trình 1P5G, các tỉnh ĐBSCL đã đào tạo cho 104.448 nông dân với diện tích 146.882 ha. Qua đánh giá mức độ áp dụng sau đào tạo đã có khoảng 80,2% diện tích được đào tạo áp dụng đủ 6 tiêu chí của quy trình 1P5G tương đương diện tích khoảng 113.870 ha đạt 151,8% so với mục tiêu cuối kỳ là 75.000 ha.

Ngoài các quy trình 3G3T, 1P5G, dự án còn hỗ trợ đào tạo cho các TCND một số quy trình bao gồm kỹ năng quản lý HTX, kỹ thuật luân canh, tận dụng sản phẩm phụ lúa gạo, nhân  giống xác nhận, sản xuất lúa VietGAP nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân, đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng.

Đồng thời, VnSAT đã hỗ trợ hạ tầng, trang thiết bị cho tổ chức nông dân, cụ thể: Thực hiện 3 đợt đầu tư cho TCND/HTX, tại ĐBSCL có tổng số 91 TDA được thực hiện. Các PPMU đã tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 88/91 TDA (đạt 96%) kế hoạch; còn lại 03 TDA thuộc tỉnh Kiên Giang khối lượng thi công còn dở dang mới đạt từ 60%-70%, Sở NN và PTNT/PPMU tỉnh Kiên Giang đang phối hợp với các sở ngành liên quan để bố trí vốn đối ứng (khoảng 8 tỷ đồng) và hoàn thành thi công 3 TDA nêu trên.

Trong khi đó, đối với cà phê, VnSAT các tỉnh Tây Nguyên đã đào tạo quy trình sản xuất cà phê bền vững cho 52.461  hộ với diện tích 60.572 ha, kết quả đánh giá mức độ áp dụng cho thấy có khoảng 78% diện tích áp dụng đủ các tiêu chí của quy trình sản xuất cà phê bền vững vào sản xuất tương đương diện tích khoảng 49.083 ha đạt 123% so với mục tiêu cuối kỳ là 40.000 ha.

Dự án VnSAT giúp HTX phát triển cà phê theo chuỗi từ trồng đến thu hoạch và chế biến. Ảnh: LB.

Dự án VnSAT giúp HTX phát triển cà phê theo chuỗi từ trồng đến thu hoạch và chế biến. Ảnh: LB.

5 tỉnh Tây Nguyên cũng đã đào tạo quy trình tái canh bền vững cho khoảng 29.234 hộ với diện tích

Về liên kết chuỗi, diện tích canh tác lúa gạo và cà phê trong vùng dự án tại các tỉnh được bao tiêu với các doanh nghiệp nông nghiệp liên tục tăng lên qua các lần đánh giá, đối với lúa gạo, vụ hè thu 2021 đã có 61.372 ha lúa có hợp đồng bao tiêu, đối với cà phê niên vụ 2020-2021 đã có 13.783 ha có hợp đồng bao tiêu.

khoảng 28.948 ha, đã có 24.088 hộ tiến hành tái canh với diện tích 21.574   ha trong đó có 11.465 ha có vay vốn tái canh từ chương trình tín dụng của dự án với tổng vốn cho vay lên đến 1.914 tỷ đồng. Kết quả đánh giá các hộ tái canh thực tế cho thấy có khoảng 79,1% số diện tích áp dụng đúng và đủ các tiêu chí của quy trình Tái canh bền vững tương đương diện tích 17.047 ha đạt 170% so với mục tiêu cuối kỳ của dự án là 10.000 ha.

Quy hoạch cà phê cảnh quan, các mô hình được lựa chọn tại mỗi tỉnh đáp ứng được yêu cầu của WB và của Bộ NN-PTNT về vấn đề vận dụng phương pháp tiếp cận cảnh quan và các định hướng phát triển cảnh quan cà phê. Đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm cà phê cảnh quan để phát huy hiệu quả xã vùng cảnh quan, tập huấn hỗ trợ TCND/HTX, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quảng bá sản phẩm.

Để hỗ trợ cho các hoạt động tái canh của dự án, 5 tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện việc chứng nhận vườn ươm đạt chuẩn cho 51 vườn ươm. Hỗ trợ nâng cấp 11 vườn ươm nhà nước và 21 vườn ươm tư nhân, các vườn ươm được nâng cấp đã cung cấp ra thị trường hơn 11,6 triệu cây giống đảm bảo chất lượng cho tái canh 11.000 ha cà phê.

Đối với mô hình tưới tiết kiệm nông hộ, 5 tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng được 190 ha mô hình tưới nhỏ giọt, 349 ha tưới phun mưa tại gốc sử dụng nguồn vốn từ dư án. Ngoài ra trong vùng dự án qua tuyên truyền lan tỏa, các hộ dân đã tự đầu tư 555 ha tưới nhỏ giọt và 5.700 ha tưới phun mưa tại gốc (chủ yếu tại tỉnh ĐăkLăk).

Tưới thông minh theo mô hình của MimosaTek, được WB hỗ trợ 50.000 USD để thí điểm thực hiện tại 02 tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng, đầu tư  lắp đặt được 75ha, cho 44 hộ nông dân (44 mô hình).

5 tỉnh Tây Nguyên đã đề xuất và thực hiện 3 đợt đầu tư cho TCND/HTX với tổng  số 42 tiểu dự án. Các PPMU đã tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng 42/42 tiểu dự (đạt 100%) kế hoạch, góp phần tích cực vào việc tổ chức lại sản xuất ngành hàng cà phê theo hướng bền vững.

Thời gian qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông về dự án VnSAT, góp phần tích cực vào việc lan tỏa những mô hình, kết quả và những tác động của dự án VnSAT đối với phát triển ngành hàng lúa gạo, cà phê bền vững và tái cơ cấu nông nghiệp, được lãnh đạo Bộ NN-PTNT, cơ quan, đơn vị, các địa phương, HTX và bà con nông dân đánh giá cao.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.