| Hotline: 0983.970.780

Vợ chồng chuyển giới sống thế nào?

Thứ Ba 23/04/2013 , 10:54 (GMT+7)

Năm 2004, dư luận Trung Quốc chấn động trước đám cưới của nam thanh niên ở vùng nông thôn tỉnh Tứ Xuyên khi cô dâu công khai mình là nam được phẫu thuật thành nữ.

Năm 2004, dư luận Trung Quốc chấn động trước đám cưới của nam thanh niên ở vùng nông thôn tỉnh Tứ Xuyên khi cô dâu công khai mình là nam được phẫu thuật thành nữ.

>> Người đầu tiên chuyển giới ở Trung Quốc

Trong căn phòng tồi tàn, ẩm thấp, Chương Lâm - “cô dâu thời sự” một thời của báo chí Trung Quốc tất bật chạy ra chạy vào với những việc lặt vặt của một phụ nữ chốn thôn quê.


Dương- Chương trong ngày cưới.

“Làm phụ nữ thật là khổ”

Vừa bật lửa châm xong mấy que hương muỗi, Chương lại quay ngược ra cửa xem có khách nào không. “Gội đầu hả, 1 NDT/ lần”, Chương ngoắc tay gọi vị khách nữ trạc tuổi mình đang tần ngần trước cửa hiệu đề mấy chữ xiêu vẹo: “Tiệm hớt tóc, gội đầu thời trang”.

Bảng hiệu còn có thêm vài chữ viết nguệch ngoạc kiểu người mới tập viết chữ: “Cho thuê máy phát điện”.

Thi thoảng rỗi khách, Chương lại đứng trước cửa hiệu nhìn khách qua lại, mặc đám muỗi tha hồ vần vũ bay lượn trong cửa hiệu kiêm luôn ngôi nhà lụp xụp của hai vợ chồng.

Chương nói với tờ Tin tức Đông Bắc, Trung Quốc rằng có những hình ảnh khiến cô bị ám ảnh suốt từ ngày về Tứ Xuyên làm dâu. Đó là khi chứng kiến những người chị em nông dân đi làm về ngang ngõ, tay bồng tay bế hoặc đơn giản là ngồi xổm trước cửa nhà, vừa lùa cơm lót dạ vừa buôn chuyện với nhau.

Mỗi lần như thế, Chương thường lặng lẽ cúi đầu nhìn đôi dép nhựa óng ánh màu tím của mình, thứ mà phụ nữ trong làng vẫn tấm tắc khen là thời trang hơn nhiều so với những đôi giày vải xác xơ của họ.

Dù mang cơ thể của phụ nữ, nhưng giống những người chuyển giới khác, phẫu thuật không giúp cô có thể làm mẹ của những đứa trẻ.


Vợ chồng chuyển giới Dương- Chương.

Dương, chồng cô thường đi làm đến tối muộn. Ngoài chuyện gội đầu, cắt tóc với giá cả có thể gọi là bình dân nhất trong những quán bình dân ở Trung Quốc, Chương còn kiêm thêm việc cho thuê máy phát điện. Với kiến thức của một thanh niên nông thôn mới học xong cấp 1, việc có nhà, có vợ, có máy phát điện cho thuê như Dương là mơ ước của vô số chàng trai.

Có điều, vợ anh lại là người chuyển giới. “Cô dâu thời sự”, cái tên được báo giới phong tặng đầy hào nhoáng nay sống trong cảnh nghèo nàn mà tự cô phải thốt lên: “Tôi không nghĩ làm phụ nữ buồn chán và khổ sở đến vậy”.

Bên trong phòng vợ chồng chuyển giới

Chiếc giường cưới của hai vợ chồng Dương - Chương có “tuổi đời” nửa thế kỷ, từ thời bố mẹ Dương để lại.

Thú vui giải trí của hai vợ chồng này đơn giản chỉ là đánh bài ăn tiền với nhau lúc rảnh rỗi. Thường là chồng thắng, vợ thua. “Cuộc sống có người ở bên là được rồi. Tự mình tìm lấy niềm vui, cần gì sang trọng đắt đỏ”, Chương nói.

Chỉ vào những hoa văn rồng phượng chạm khắc quanh giường, Dương nói giọng đầy tự hào: “Của hiếm đấy, thời xưa có được cái giường này không phải dễ đâu. Nay thì đố kiếm đâu còn cái nào nguyên vẹn thế này”.

Bảo thế nhưng chiếc giường như phản lại chính chủ nhân của mình. Dương vừa ngồi lên, lập tức nó phát ra những tiếng kêu kẽo kẹt, dường như “tuổi tác” quá lớn của nó không chịu nổi sức nặng của một nông dân trai trẻ.

Dương kể rằng, căn phòng hiện tại đã khá hơn rất nhiều ngày anh còn ở độc thân. Lúc chưa có vợ, căn nhà tồi tàn của Dương chỉ được chống đỡ bằng mấy thanh gỗ và tre nứa, hễ gió to là sập. Sập rồi lại dựng. Dựng xong lại sập.

Mãi đến khi Chương về làm dâu, hai vợ chồng gom góp tiền cưới mới đủ sức xây tường, nhưng không đủ tiền mua ngói lợp nhà. Thế nên căn hộ này trông khá kỳ quái, tường bằng gạch, trên lợp nứa lá.

Chiếc phông bạt màu đỏ dùng trong đám cưới ngày nào nay được che chắn ngay trên giường của hai vợ chồng để tránh bụi bặm từ trên rơi xuống.

Trong khi Dương tỏ ra hào hứng, vợ anh lại hay thở dài mỗi khi được hỏi về cuộc sống riêng. Nói về điều khiến mình hạnh phúc nhất, Chương đáp cụt lủn: “Dù sao nhà không sập xuống là may rồi”.


Căn nhà ọp ẹp của vợ chồng Dương - Chương.

Ly hôn bất thành

Nhìn qua cuộc sống hiện tại của hai vợ chồng, có lẽ người lạc quan sẽ bảo: “Nghèo nhưng hạnh phúc là được, miễn là họ không cãi vã, đánh chửi nhau”. Nhưng thực tế, họ từng trải qua những khoảnh khắc tồi tệ hơn vẻ ngoài rất nhiều.

Giữa năm 2004, lúc Dương - Chương vừa làm đám cưới được nửa tháng, một số tờ báo ở Trung Quốc đưa tin: Quá uất ức với thái độ ghẻ lạnh của chồng, Chương uống thuốc chuột tự sát.

Tin này lập tức gây chấn động, nhưng cảnh sát Vân Nam mau chóng lên tiếng xác minh vụ việc chỉ là tin đồn.

Thế nhưng chuyện “cô dâu thời sự” uống thuốc chuột tự sát vẫn cứ lan đi khắp nơi. Cực chẳng đã, cảnh sát Vân Nam phải đưa Chương vào diện “bảo vệ đặc biệt”.

Một năm sau, chuyện tin đồn biến thành chuyện thật. Chương lên tiếng xác nhận với báo giới chuyện muốn chủ động ly hôn với Dương. Chuyện là Dương tối ngày nhậu nhẹt, say xỉn và thường mượn tiếng chồng của Chương để đi vay mượn khắp nơi.

Thậm chí, có lần Dương vay bố vợ vài chục NDT để uống rượu. Đến ngày trả nợ, Dương bảo: “Ông về đi, tôi không có khả năng trả nợ”.

Tức giận vì bị lừa, bố vợ mắng chửi ầm ĩ, tát con rể rồi hậm hực ra về. Sau đó, tiệm cắt tóc gội đầu của Dương không thể làm ăn bởi ngày nào cũng có người tới đòi nợ, khoản nhỏ là vài chục NDT, lớn là cả trăm NDT.

Chán nản cuộc sống hôn nhân, Chương chủ động đòi ly dị, tuyên bố không cần tiền của Dương nếu phải ra tòa.

Nhưng Dương không dễ dàng buông tha người vợ mà anh ta tốn công sức cưới về. Dương dọa nếu ly hôn sẽ bằng mọi cách đòi một nửa gia sản thừa kế của Chương và sẽ hại chết đứa con gái nuôi 14 tuổi của Chương đang gửi nhà bố mẹ đẻ.

Quá sợ hãi, Chương đành rút lại đơn ly dị. Chương nói cuộc sống hai vợ chồng từ sau vụ ly dị hụt không còn quá đen tối nữa, nhưng cái nghèo thì vẫn chưa thoát nổi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm