| Hotline: 0983.970.780

Vợ tố cáo bị chồng truy sát

Thứ Tư 07/12/2011 , 11:50 (GMT+7)

Chị Nguyễn Thị Diệu ngụ tại Tân Bản, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp việc chị bị chồng là Nguyễn Thanh Bình đe dọa truy sát...

Chị Nguyễn Thị Diệu
Ngày 6/12, chị Nguyễn Thị Diệu ngụ tại Tân Bản, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai đã làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi NNVN và các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai tố cáo hành vi đánh đập, đe doạ truy sát từ người chồng Nguyễn Thanh Bình.

Theo tường trình của chị Nguyễn Thị Diệu tại Công an xã Hiệp Hòa (TP. Biên Hòa), trước năm 2002, chị mở một quán cà phê và sống như vợ chồng với Nguyễn Thanh Bình. Đến năm 2002, hai người có với nhau một mặt con thì mới đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, do Bình không chí thú làm ăn lại còn quan hệ lăng nhăng với nhiều phụ nữ khác nên gia đình hay lục đục. "Mỗi khi đi đâu về, bất kể giờ giấc, Bình không vừa lòng chuyện gì là lôi tôi ra thượng cẳng tay, hạ cẳng chân một cách thô bạo. Nhiều lần Bình còn dùng thắt lưng trói tay rồi xô tôi ngã lăn ra nền nhà, sau đó dùng chân dẫm đạp lên người tôi. Có lần Bình dùng điếu thuốc lá đang cháy châm cả vào mặt tôi", chị Diệu cho biết.

Theo chị Diệu, chuyện bạo hành xảy ra như cơm bữa, bạn bè, người thân ai cũng biết nhưng vì tính khí hung hăng, côn đồ của Bình nên không ai dám ngăn cản. Đỉnh điểm của mâu thuẫn, theo chị Diệu là ngày 2/12 khi chị đang chạy xe máy trên đường thì bị Bình chặn đầu xe. Sau đó, Bình nhào tới đạp ngã xe xuống đường rồi nhào vào đánh đấm chị Diệu làm chị chảy máu ở miệng, môi sưng to. Hoảng loạn, chị Diệu bỏ chạy đến một nhà dân ven đường nhờ gọi điện thoại báo Cảnh sát 113. Lúc này, Bình mở cốp xe của chị Diệu và lấy đi 20 triệu đồng. Sau đó, chị Diệu quay về quán cà phê của mình thì Bình dẫn theo nhiều thanh niên cầm roi điện vào tận quán đe dọa: “Ai báo công an sẽ bị giết chết”.

Xác minh của NNVN, nhiều hàng xóm của chị Diệu cho biết, ở khu vực này ai cũng biết việc chị Diệu hay bị chồng đánh đập thô bạo nhưng họ không dám can thiệp vì Bình côn đồ và rất hung hăng. Chị C cho biết: “Nhiều lần thấy chị Diệu bị đánh kêu khóc mà tôi không dám vào can ngăn vì nếu vào sẽ bị ăn đòn ngay nên không dám”. Chị Diệu cho biết: “Hiện nay mẹ con tôi sống trong tâm trạng vô cùng bất an vì Bình thường xuyên đe dọa sẽ giết tôi và con. Không chịu nổi, tôi đã làm đơn xin ly hôn gửi đến tòa án nhờ can thiệp".

Theo tìm hiểu của NNVN hiện cơ quan Công an Biên Hoà đang thu thập chứng cứ, tài liệu để xử lý hành vi của Nguyễn Thanh Bình.

Luật sư Đỗ Văn Vinh, Giám đốc Cty Luật Đức Việt: Cơ quan tố tụng cần vào cuộc

Việc chị Nguyễn Thị Diệu thường xuyên bị chồng hành hạ, đánh đập, chặn đường đánh trước mặt mọi người đi đường, sau đó lấy túi tiền trong đó có 20 triệu đồng và đe dọa đến tính mạng (cụ thể là đe dọa giết người), đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đương sự Nguyễn Thanh Bình có dấu hiệu vi phạm Ðiều 63 và 71 Hiến pháp năm 1992 quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Do đó, Hội Phụ nữ địa phương cần phải can thiệp bảo vệ cho chị Diệu trước sự bạo hành, cơ quan công an cần phải nhanh chóng điều tra làm rõ nếu có dấu hiệu hình sự thì phải khởi tố vụ án ngay để đảm bảo tính răn đe nghiêm minh của pháp luật. Bởi lẽ, tình trạng bạo hành trong gia đình thời gian gần đây xảy ra rất nhiều và có chiều hướng gia tăng nên theo tôi các cơ quan chức năng đặc biệt là cơ quan tố tụng cần phải vào cuộc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm