| Hotline: 0983.970.780

Vũ khí độc đáo của người Việt: Mìn định hướng

Chủ Nhật 30/11/2014 , 09:30 (GMT+7)

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, mìn định hướng (MĐH) được các nhà máy quân giới SX hàng loạt và đã có hiệu quả. Thiếu tướng - PGS Lê Văn Chiểu đánh giá, trong tương lai, vũ khí này vẫn thể hiện được uy lực./ Uy lực SKZ 60

Clây-mo và MOH-100

Năm 1962, trên chiến trường miền Nam, binh lính Việt Nam Cộng hòa sử dụng mìn Clây-mo của quân đội Hoa Kỳ để phục kích các phân đội nhỏ của Quân giải phóng miền Nam. Đó là một loại mìn gọn nhẹ, hình vành cung, có vỏ bằng nhựa mỏng, dùng loại thuốc nổ mạnh đảm bảo truyền nổ tốt với độ dày lớp thuốc bé.

Khi nổ, mìn phóng ra phía trước một chùm mảnh đạn dày đặc. Do tính chất định hướng cao, tạo ra uy lực sát thương lớn ở tầm xa nên MĐH hình tròn được chọn để sử dụng phổ biến ở nước ta.

Cục Nghiên cứu Kỹ thuật - Tổng cục Hậu cần đã được giao nhiệm vụ thiết kế một loại vũ khí tương tự phù hợp với điều kiện của nước ta, trên cơ sở thuốc nổ TNT sẵn có.

Nhóm nghiên cứu do ông Lê Văn Chiểu, Trưởng phòng Nghiên cứu vũ khí và ông Trần Đức Minh chỉ đạo đã tiến hành xây dựng thành công lý luận thiết kế MĐH với các mẫu thử nhiều hình dạng, nhiều kích cỡ khác nhau.

16-01-29_le-vn-chieu
Vợ chồng Thiếu tướng Lê Văn Chiểu - Nguyễn Ngọc Lan

Dựa vào nội dung một báo cáo khoa học đăng trong tạp chí Vật lý ứng dụng của Liên Xô, đồng thời phát hiện ra công thức của tạp chí này bị in sai, ông Chiểu đã xây dựng được lý luận tính toán thiết kế mìn phóng mảnh định hướng. Đợt thí nghiệm đầu tiên tại bãi thử của trường Công binh (Đáp Cầu, Bắc Ninh) đã cho kết quả tốt.

Thiếu tướng Lê Văn Chiểu nhớ lại: “Tôi còn nhớ mãi buổi trình diễn báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại một địa điểm gần sân bay Hòa Lạc. Các chuyên gia Trung Quốc dùng rất nhiều đạn cối bắn theo một hướng vào các rào dây thép gai nhưng phá không sạch, còn nham nhở.

Trong khi đó với 9 quả MĐH-10 lấy trong loạt SX của các nhà máy quân giới, ghép thành hình vuông trên khung tre đặt tựa vào lớp rào bên ngoài được kích nổ đồng thời, đã quét sạch một lối qua các lớp rào dây thép gai”.

Cùng thời gian đó, ông Hoàng Địch cũng nhận được thư của Thiếu tướng Nguyễn Duy Thái, Cục trưởng Cục Quân giới, lúc này đang học tại Liên Xô.

Trong thư, ông Nguyễn Duy Thái ghi vài dòng ngắn gọn về đặc điểm, tính năng tác dụng, những nét phác họa cấu tạo và hình dạng hình học của mìn MOH-100. Cục trưởng giao nhiệm vụ thiết kế, chế thử và thử nghiệm mìn MOH-100.

Mìn MOH-100 hoạt động theo nguyên lý đạn lõm có gắn mảnh, khác với các loại mìn lõm nước ta đang SX lúc đó. Khi mìn MOH-100 nổ, các mảnh đều phóng theo một hướng, tầm sát thương tới 100m.

Ban đầu, khi nghiên cứu thiết kế, điều băn khoăn nhất là mảnh mìn phải có hình thù như những hòn bi thì mới đảm bảo được độ chụm. Nhưng với trình độ công nghệ của nước ta những năm 1960, đã không giải quyết được yêu cầu này.

Thậm chí, sau đó còn có nghiên cứu chế tạo bi bằng gang ở nhà máy của Tổng cục Địa chất nhưng cũng không thành công. Nhóm nghiên cứu phải dùng những đoạn thép hình trụ (10 x 10mm) để thay thế.

Trưởng ban Kỹ thuật - Cục Quân giới Nguyễn Văn Tài, cùng các ông Hoàng Địch, Phan Tặng, Nguyễn Phú Xuyên Khung đã tiến hành thử nghiệm thành công loại vũ khí này. Như vậy, chỉ trong một năm, hai loại mìn MOH-100 và mìn Clây-mo 40 của Cục Nghiên cứu Kỹ thuật - Tổng cục Hậu cần cùng xuất hiện ở Việt Nam.

Vũ khí của Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968

Từ kết quả thử nghiệm thành công, Bộ Quốc phòng đã có quyết định SX hàng loạt cả hai loại mìn định hướng này.

16-01-29_u1e3nh
MĐH-10

Thiếu tướng, PGS Lê Văn Chiểu sinh năm 1926 tại Huế, nguyên quán ở Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Ông là đồng tác giả hai Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 khi tham gia nghiên cứu, chế tạo súng không giật SKZ (trong kháng chiến chống Pháp) và tên lửa A12 (trong kháng chiến chống Mỹ).

Mìn Clây-mo 40 có trọng lượng nhẹ hơn, dùng thuốc nổ mạnh, độ chụm của mảnh quét ở tầm thấp tập trung hơn so với mìn MOH-100. Vì thế, việc thiết kế cần tiếp tục được hoàn chỉnh.

Gần nửa năm nghiên cứu tiếp theo, có thêm sự tham dự của kỹ sư Võ Cao, mìn MOH-100 được cải tiến và được đổi tên thành MĐH-10. Con số 10 là thể hiện tầm hiệu lực sát thương 100m (bội số của 10).

Hai loại vũ khí này đều được SX lớn và vận chuyển vào chiến trường miền Nam với số lượng lớn và sử dụng có hiệu quả tốt. Quân giải phóng miền Nam đã sử dụng MĐH-10 để phá hàng rào dây thép gai rất hiệu quả, thay cho phương pháp đánh bằng bộc phá ống hay bắn đạn cối.

Sau đó, hàng loạt mìn MĐH-15 và MĐH-20 được đưa vào SX hàng loạt cùng với MĐH-10.

Còn MĐH cấu tạo đơn giản, không đòi hỏi công nghệ SX phức tạp, thuốc TNT đảm bảo nổ toàn khối với tốc độ truyền nổ đồng nhất, cho nên có đủ điều kiện để SX tại chỗ ở các cơ sở quân giới miền Nam. Nhóm nghiên cứu đã viết tài liệu hướng dẫn thiết kế và chế tạo in bằng rô-nê-ô gửi lên Bộ Quốc phòng.

Sau đó, qua đường liên lạc đặc biệt, tài liệu này đã được chuyển vào miền Nam để phổ biến cho Quân giải phóng miền Nam.

Từ căn cứ Trung ương Cục miền Nam, tại Tây Ninh, MĐH đã được ông Nguyễn Thanh Vọng cùng 3 kỹ sư khác thiết kế và chế tạo 8 quả MĐH cỡ 30mm, nặng 11kg.

Thấy uy lực của loại mìn này, Quân giải phóng đã SX hàng loạt và phát triển mìn ra một số loại hình thù như hình tròn, hình chữ nhật với các kích cỡ khác nhau. MĐH trở thành vũ khí rất lợi hại, giúp quân ta đánh trực thăng, chống càn quét, đánh ca-nô trên sông, đánh xe tăng, mở cửa đột phá qua rào dây thép gai nhiều lớp của địch một cách gọn ghẽ…

Từ sự kiện Đội biệt động 67 cho nổ hai quả mìn MĐH-10 trong nhà hàng Mỹ Cảnh bên sông Sài Gòn làm hàng trăm nhân viên tình báo, sĩ quan Mỹ chết và bị thương, từ đó MĐH-10 được đưa vào đô thị cất giấu để biệt động và đặc công sử dụng đánh địch trong Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. (Hết)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm