Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 7/4/2025 14:31 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Vùng bí xanh thơm Ba Bể được cấp mã số vùng trồng

Thứ Tư 02/10/2024 , 16:42 (GMT+7)

Bắc Kạn Vùng trồng bí xanh thơm ở huyện Ba Bể vừa được cấp mã số vùng, người dân, các hợp tác xã có cơ hội mở rộng thị trường, hướng đến xuất khẩu.

Cây bí xanh thơm mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Cây bí xanh thơm mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn vừa cấp giấy xác nhận mã số vùng trồng đối với vùng trồng bí xanh thơm của một loạt hợp tác xã (HTX) ở huyện Ba Bể. Trong đó cấp mã số vùng trồng đối với hơn 12ha tại thôn Khuổi Luồm, Loỏng Lứng, Nà Nghè, Nà Giảo của HTX Yến Dương, sản lượng 366 tấn/năm; 8,9ha tại thôn Khuổi Luồm (xã Yến Dương) của HTX Nhung Lũy với sản lượng khoảng 356 tấn/năm và gần 5,2ha tại thôn Bản Váng, Nà Đúc của HTX Nông lâm tổng hợp Địa Linh, sản lượng bí đạt 144 tấn/năm. Tất cả các vùng trồng bí này đều đủ điều kiện sản xuất an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.

Bà Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương (huyện Ba Bể) cho biết, hiện nay mỗi năm HTX liên kết với các hộ dân trồng khoảng 20ha cây bí xanh thơm, sản lượng đạt hơn 500 tấn/năm. Sản phẩm bí xanh thơm đã đạt OCOP 4 sao, đạt chứng nhận Tiêu chuẩn Quốc gia về nông nghiệp hữu cơ (TCVN) và Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản cho trồng trọt hữu cơ (JAS). Bí xanh thơm đã được HTX chế biến thành trà bí thơm, sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, tiêu thụ rộng rãi ở các siêu thị trong nước.

“Với việc được cấp mã số vùng trồng cho hơn 12ha cây bí xanh thơm sẽ tạo điều kiện cho HTX tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, đặc biệt là hướng tới xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng”, bà Ninh cho biết thêm.

Vùng trồng bí xanh thơm kết hợp du lịch trải nghiệm tại xã Yến Dương (huyện Ba Bể). Ảnh: Ngọc Tú. 

Vùng trồng bí xanh thơm kết hợp du lịch trải nghiệm tại xã Yến Dương (huyện Ba Bể). Ảnh: Ngọc Tú. 

Bí xanh thơm là cây trồng bản địa đã gắn bó lâu đời với người dân huyện Ba Bể. Cây bí xanh Ba Bể có hai loại, loại vỏ xanh đậm được gọi là bí xanh thơm và loại vỏ phủ phấn trắng gọi là bí phấn thơm. Đặc điểm nổi bật của loại cây trồng này là cả thân và quả có mùi rất thơm. Mỗi năm người dân huyện Ba Bể trồng gần 200ha cây bí xanh thơm, năng suất trung bình đạt từ 30-35 tấn/ha, thu nhập đạt từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng/ha/vụ.

Bí xanh thơm thường thu hoạch vào tháng 5, tháng 6, nếu được chăm sóc tốt, mỗi quả bí trọng lượng từ 2kg đến 3kg. Thời điểm đầu vụ 1kg bí bán được giá 15.000 đồng đến 20.000 đồng, chính vụ khoảng 10.000 đồng/kg.

Bà Đinh Tuyết Nhung, Giám đốc HTX Nhung Lũy (huyện Ba Bể) cho biết, hiện có nhiều hệ thống đang phân phối sản phẩm bí xanh thơm Ba Bể như hệ thống siêu thị Big C, BK Mart và trên các cửa hàng thực phẩm sạch. Qua nhiều năm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm này cho thấy bí xanh thơm đã được người tiêu dùng đón nhận. Mỗi năm HTX tiêu thụ khoảng 2.500 tấn đến 3.000 tấn.

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn chú trọng phát triển loại cây trồng đặc sản chủ lực này. Địa phương không mở rộng ồ ạt diện tích mà tập trung thâm canh, chỉ trồng ở một số xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để quả bí đạt chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Kạn cũng tăng cường các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm bí xanh thơm để mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo thu nhập cho người nông dân.

Bí xanh thơm là cây trồng bản địa của người dân huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Bí xanh thơm là cây trồng bản địa của người dân huyện Ba Bể. Ảnh: Ngọc Tú. 

Với việc được cấp mã số vùng trồng, người trồng bí xanh thơm ở Ba Bể sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp cận thêm nhiều khách hàng, trong tương lai có thể hướng đến xuất khẩu. Người tiêu dùng dễ nhận biết, tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng bí xanh thơm đã định hình được thương hiệu của huyện Ba Bể.

Đến nay tỉnh Bắc Kạn có 6 loại cây trồng đã được cấp mã số vùng trồng gồm: cây thạch đen tại xã Văn Vũ (huyện Na Rì); vùng trồng cây mơ tại xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn); vùng trồng nghệ tại xã Xuân La (huyện Pác Nặm); vùng trồng lúa hữu cơ tại xã Yên Phong (huyện Chợ Đồn); vùng trồng cam tại xã Đồng Thắng (huyện Chợ Đồn) và vùng trồng bí xanh thơm tại hai xã Địa Linh, Yến Dương (huyện Ba Bể).

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất