| Hotline: 0983.970.780

Xã biên giới phấn đấu về đích xây dựng nông thôn mới

Thứ Năm 04/11/2021 , 06:53 (GMT+7)

Bộ mặt nông thôn mới xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đang dần được nâng lên, đổi thay rõ rệt nhờ phát huy các thế mạnh của địa phương.

Bộ mặt nông thôn mới ở xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh có nhiều đổi thay rõ nét. Ảnh: Đồng Thưởng.

Bộ mặt nông thôn mới ở xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh có nhiều đổi thay rõ nét. Ảnh: Đồng Thưởng.

Đàm Thủy là xã biên giới của huyện Trùng Khánh, có đường biên dài 17,5 km.  Xã có 10 xóm, 1.259 hộ với 4 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao cùng sinh sống. Trên địa bàn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky…

Về xóm Bản Giốc, xã Đàm Thủy hôm nay, nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, đường bê tông trải dài sạch đẹp thuận lợi cho giao thương buôn bán. Người dân tích cực đưa gia súc ra khỏi gầm sàn nhà để bảo vệ sức khỏe, vệ sinh môi trường.

Ông Nông Ích Tam, xóm Bản Giốc chia sẻ: Hơn chục năm trước đây, đường làng, ngõ xóm chủ yếu là đường đất, đường cấp phối nhỏ hẹp đi lại rất khó khăn. Từ khi xã triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), gia đình tôi cùng nhiều hộ dân nhiệt tình hưởng ứng tham, nhất là phong trào hiến đất làm đường.

Ngoài phát triển trồng trọt, chăn  nuôi, nhiều hộ trong xóm bàn hàng tạp hóa, đồ lưu niệm tại chợ mốc 53 có thu nhập khá, từ đó tích góp để xây dựng được nhà cao tầng, nhà kiên cố, góp phần cải thiện cuộc sống.

Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát ở xóm Bản Giốc, xã Đàm Thủy. Ảnh: Đồng Thưởng.

Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát ở xóm Bản Giốc, xã Đàm Thủy. Ảnh: Đồng Thưởng.

Để thực hiện thành công chương trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện bằng nhiều hình thức như: tổ chức tuyên truyền lồng ghép qua các cuộc giao ban với trưởng xóm, bí thư chi bộ; qua các buổi học tập nghị quyết, tuyên truyền trong các buổi họp xóm… Trong giai đoạn 2016 - 2020, xã đã tổ chức được 85 buổi tuyên truyền với hơn 2.000 lượt người tham dự.

Từ việc xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm, người dân trong xã đã chủ động, tích cực đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Xã đã vận động nhân dân hiến gần 1.900 m2 đất, hơn 800 m2 cát, đá; đóng góp gần 90 triệu đồng xây dựng hạ tầng nông thôn. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XD NTM của xã là 42,5 tỷ đồng, trong đó có 40 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; 2 tỷ đồng vốn sự nghiệp và 500 triệu đồng từ nguồn lực xã hội hóa.

Trong năm 2020, xã vận động nhân dân làm mới 6 cầu dân sinh, mở mới 2 tuyến đường dài 432 m. Nhà nước đầu tư bê tông hóa 4 tuyến đường với tổng chiều dài 3.284 m. Đến nay, 100% tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 11 km đường liên xóm được cứng hóa; hơn 44 km kênh mương được cải tạo, nâng cấp, bảo đảm tưới tiêu thường xuyên cho 100% diện tích đất nông nghiệp.

Mô hình chuồng trại chăn nuôi tập trung tại xóm Nà Đeng - Lũng Nọi, xã Đàm Thủy đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Đồng Thưởng.

Mô hình chuồng trại chăn nuôi tập trung tại xóm Nà Đeng - Lũng Nọi, xã Đàm Thủy đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Đồng Thưởng.

Cùng với đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn, nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, tập trung phát triển các sản phẩm nông sản đặc hữu gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Hết năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 32 triệu đồng/người/năm; 98,4% lao động có việc làm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 115 hộ, chiếm 9,1%; 100% hộ dân được sử dụng điện; 10/10 xóm có loa truyền thanh; cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; quốc phòng - an ninh ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Hiện nay, xã đang phấn đạt các tiêu chí còn lại, gồm: cơ sở vật chất văn hóa; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; nhà ở dân cư; thu nhập; tổ chức sản xuất; môi trường và an toàn thực phẩm. Xã đang tập trung mọi nguồn lực phấn đấu về đích NTM trong năm 2021.

Đường làng, ngõ xóm tại xã Đàm Thủy được bê tông hóa sạch đẹp. Ảnh: Đồng Thưởng.

Đường làng, ngõ xóm tại xã Đàm Thủy được bê tông hóa sạch đẹp. Ảnh: Đồng Thưởng.

Ông Mê Văn Đạt, Bí thư Đảng ủy xã Đàm Thủy cho biết: Công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương về XDNTM luôn được quan tâm thời gian qua. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và nhân dân về chương trình XDNTM đã có sự chuyển biến rõ nét, có sức lan tỏa ngày càng sâu rộng.

Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư cải tạo, nâng cấp tạo bộ mặt khang trang hơn và từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân. Kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời sống người dân ngày được cải thiện.

Xây dựng đời sống văn hóa được tăng cường, đẩy mạnh và đi vào chiều sâu; hệ thống chính trị xã được củng cố, kiện toàn kịp thời và hoạt động ngày càng hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội ổn định, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, truyền thống đoàn kết trong Đảng bộ, trong nhân dân được giữ vững và phát huy.

Sau khi về đích NTM, xã Đàm Thủy sẽ định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng NTM nâng cao, tiếp tục phát triển lĩnh vực du lịch là mũi nhọn, đồng thời tập trung phát triển sản xuất nông, lâm, nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, đảm bảo hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, ông Đạt cho biết thêm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.