| Hotline: 0983.970.780

Xã có hơn 5.300ha rừng làm tốt công tác bảo vệ rừng

Thứ Sáu 16/09/2022 , 08:07 (GMT+7)

SƠN LA Từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng, đã giúp bà con có điều kiện bảo vệ rừng tốt hơn.

Pá Ma Pha Khinh (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La) là xã ven sông có địa hình phức tạp, độ dốc khá lớn, dân cư không tập trung… Xã hiện có hơn 5.330ha rừng, gồm rừng phòng hộ trên 3.000ha, rừng sản xuất 1.964ha, độ che phủ rừng đạt trên 51%.

Theo phong tập quán canh tác của người dân địa phương, vào các thời điểm mùa vụ, người dân thường đốt nương làm rẫy nên nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao. Do vậy, ngay từ đầu năm, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được UBND xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm để chỉ đạo các bản và các chủ rùng triển khai thực hiện. 

Xã Pá Ma Pha Khinh chỉ dạo nhân dân cùng các ngành chức năng phát dọn thực bì

Nhân dân và ngành chức năng xã Pá Ma Pha Khinh phát dọn thực bì. Ảnh: Nguyễn Thiệu.

Bản Pá Le, xã Pá Ma Pha Khinh hiện có trên 2.000ha rừng tự nhiên. Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của rừng, bản đã thành lập Tổ bảo vệ rừng, cùng với kiểm lâm địa bàn thường xuyên đi tuần tra bảo vệ và PCCCR ở các khu vực rừng có nguy cơ cao dễ xảy ra cháy rừng. Đồng thời, tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng.

Ý thức bảo vệ và PCCC rừng của người dân ngày càng nâng cao rõ rệt, từ đầu năm 2022 đến nay, các khu vực rừng trên địa bàn bản quản lý đã không xảy ra vụ cháy rừng nào. Năm qua, bản được chi trả hơn 1,1 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Từ khoản tiền này, Ban Quản lý bản đã trích một khoản để tu sửa đường nội bản, thủy lợi, hỗ trợ đội bảo vệ rừng, mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ và PCCC và chi trả cho mỗi hộ 6 triệu đồng.

Bản Pá Le xã Pá Ma Pha Khinh tăng cường công tác bảo vệ rừng

Bản Pá Le, xã Pá Ma Pha Khinh tăng cường công tác bảo vệ rừng. Ảnh: Nguyễn Thiệu.

Các chế độ của thành viên trong tổ bảo vệ rừng đều được Ban quản lý bản họp lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn thời gian qua, đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, độ che phủ rừng và chất lượng rừng được nâng lên, đời sống của người dân được cải thiện.

Ông Mè Văn Ninh, Trưởng bản Pá Le cho biết: "Chúng tôi cũng đã thành lập tổ công tác gần 20 người luân phiên nhau đi tuần tra, canh gác, bảo vệ. Đến mùa khô hanh phát dọn thực bì và phát đường băng cản lửa. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được chi cho người dân để có thu nhập, một phần chi cho công tác quản lý bảo vệ, rừng phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng".

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 3] C.P. bán 'heo non' để hạ nhiệt thị trường

Đồng Nai Để tham gia kìm giá lợn (heo) tăng đột biến, C.P. Việt Nam phải rút ngắn thời gian nuôi heo từ 29 tuần tuổi xuống còn 22 tuần tuổi để cung ứng ra thị trường.

Tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn

BẮC KẠN Một người đàn ông ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn do không tiêm phòng.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 1]: Xanh tốt trên đất đồi sỏi đá

CAO BẰNG Hàng trăm ha dâu tằm được trồng trên những sườn núi, len lỏi trong sỏi đá vươn lên xanh tốt, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân miền biên viễn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Chống khai thác IUU phải thực hiện liên tục, không được nới lỏng

Kiên Giang Công tác chống khai thác IUU phải làm thường xuyên, lâu dài, củng cố những kết quả đã đạt được và không được nới lỏng.