| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng chuỗi liên kết nuôi biển để phát triển bền vững

Thứ Hai 05/12/2022 , 08:35 (GMT+7)

Xây dựng chuỗi liên kết nuôi biển, trong đó doanh nghiệp, người dân cùng tham gia giúp phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việt Nam có điều kiện tự nhiên và môi trường khá thuận lợi để phát triển nuôi biển công nghiệp, quy mô hàng hóa lớn. Ở lĩnh vực này, nhiều đối tượng nuôi phong phú như các loài cá biển có giá trị kinh tế cao mà cụ thể là cá chim vây vàng, cá chẽm, cá song…. Nước ta cũng có lợi thế nuôi biển về tôm hùm và các loài nhuyễn thể, rong biển.

Nuôi biển quy mô công nghiệp trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Nuôi biển quy mô công nghiệp trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Thời gian qua, Trung ương và các địa phương đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển nuôi biển, qua đó ngành nuôi biển công nghiệp bước đầu được hình thành, hạ tầng vùng sản xuất giống, hạ tầng phụ trợ, khu vực tập trung sản xuất giống, thức ăn, thiết bị phục vụ khu nuôi, công nghiệp chế biến, phát triển phát triển thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên ngành nuôi biển vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp. Hạ tầng thủy sản trong nhiều năm không được quan tâm đúng mức, quy hoạch và hoạt động quy hoạch chưa tốt, việc nuôi tự phát phá vỡ quy hoạch vẫn còn phổ biến. Cùng với đó là ô nhiễm môi trường, tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn, khó phát triển một cách đồng bộ. Công tác phòng trừ dịch bệnh trên các đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, đến cuối năm 2021 diện tích nuôi biển của cả nước đạt 84.959ha và trên 8,94 triệu m3 lồng nuôi, với các đối tương nuôi cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, rong biển và các đối tượng khác. Sản lượng nuôi biển đạt 730.245 tấn. Dự kiến năm 2022 diện tích nuôi biển cả nước đạt 90.000ha và 9,5 triệu m3 lồng bè, tổng sản lượng đạt 790 ngàn tấn.

Theo Tổng cục Thuỷ sản, mục tiêu đến năm 2025 diện tích nuôi biển của cả nước đạt 280.000ha, thể tích lồng nuôi đạt 10 triệu m3, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 0,8 – 1 tỷ USD; đến năm 2030 diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, thể tích lồng nuôi đạt 12 triệu m3; tầm nhìn đến 2045 ngành công nghiệp nuôi biển nước ta đạt trình đồ tiên tiến với phương thức quản lý hiện đại, công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận quan trọng trong ngành thuỷ sản, có đóng góp 25% tổng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD.

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, Quyết định số 1664/QĐ- TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thống nhất hành động trong 3 trục (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân), tranh thủ thời cơ, đồng lòng xây dựng nuôi trồng thuỷ sản trên biển thành ngành hàng mang lại giá trị cao và phát triển bền vững.

Để nuôi biển bền vững cần xây dựng chuỗi liên kết. Ảnh: KS.

Để nuôi biển bền vững cần xây dựng chuỗi liên kết. Ảnh: KS.

Để tổ chức thực hiện thành công mục tiêu đó, Bộ NN-PTNT đã đề ra nhiều giải pháp từ xây dựng chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến quản lý và tổ chức sản xuất; chính sách phục vụ con giống nuôi biển; giải pháp về thức ăn phục vụ nuôi biển; giải pháp  về công nghệ, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, công nghệ sinh học và khuyến ngư; giải pháp quan trắc môi trường, phòng chống dịch bệnh chủ động, thích ứng với biến đổi khí hậu; giải pháp về hỗ trợ và dịch vụ nuôi biển công nghiệp; xúc tiến thương mai, phát triển thị trường…

Theo các chuyên gia ngành thuỷ sản, thời gian qua, ở nước ta nuôi biển phát triển khá mạnh bởi hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc nuôi biển chủ yếu là các hộ nông dân còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu chịu nhiều rủi ro về thiên tai, môi trường, do vậy rất khó để phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Con giống là yếu tố quyết định sự thành công, tuy nhiên trong chuỗi liên kết, người dân không thể tự sản xuất con giống mà phải các nhà khoa học, các viện nghiên cứu nghiên cứa sản xuất còn giống, sau đó chuyển giao cho người dân nuôi. Người dân sẽ tham gia vào khâu tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi của các nhà khoa học theo quy trình, kỹ thuật tiến bộ mới do các nhà khoa học ban hành để mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm rủi ro.

“Đặc biệt tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ con giống, vật tư đầu vào, vật liệu làm lồng, nuôi thương phẩm đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vài trò hạt nhân để liên kế với người nông dân và tổ chức sản xuất”, vị chuyên gia cho nói và cho biết, thực tế người nuôi trồng thuỷ sản của nước ta còn mang tính nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu do thiếu vốn mà đầu tư nuôi biển hại đại cần nguồn vốn rất lớn.

Theo đó để giải bài toán này thì cần tổ chức lại các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, phân tán thẻo hình thức quản lý có sự tham gia cộng đồng, trong đót trú trọng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất.

Cùng với đó, để thành công trong nuôi biển thì việc bảo vệ môi trường nuôi là việc làm quan trọng, do đó người dân tham gia trong chuỗi nuôi biển này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường biển như thu gom rác thải trên biển, vệ sinh lồng bè… Như vậy, để tổ chức thành công chuỗi liên kết nuôi biển thì vai trò của người dân trong chuỗi này rất quan trọng.

Xem thêm
Hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững: [Bài 3] Sắp xếp lại lồng bè

Các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sẽ bố trí, sắp xếp lại lồng bè, lập đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản để người dân yên tâm sản xuất.

Cảng cá sửa chữa kéo dài, ngư dân Quảng Bình đôn đáo tìm nơi cập bến

QUẢNG BÌNH Hiện chỉ còn cảng cá Nhật Lệ phục vụ nên tàu của cá ngư dân Quảng Bình phải ‘tăng bo’ đến các cảng cá tỉnh bạn để bốc dỡ hàng…

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển