| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng vùng trồng sầu riêng đạt chuẩn xuất sang Trung Quốc

Thứ Ba 19/07/2022 , 09:00 (GMT+7)

Nông dân trồng sầu riêng tại Tiền Giang đang tích cực xây dựng vùng trồng đạt chuẩn trên cây sầu riêng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Tỉnh Tiền Giang là địa phương có diện tích cây ăn trái khoảng 87.000ha, lớn nhất ĐBSCL. Trong đó, diện tích canh tác sầu riêng đạt khoảng 17.000ha. Đây là cây trồng được mệnh danh mang lại tiền tỷ cho người dân Cai Lậy, Tiền Giang. Mới đây, Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nghị định thư chính thức được ký kết đã mở ra con đường chính ngạch cho trái sầu riêng đường hoàng sang Trung Quốc.

Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa kí Nghị định thư về việc quy định tiêu chuẩn sầu riêng tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa kí Nghị định thư về việc quy định tiêu chuẩn sầu riêng tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Minh Đảm.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu sang Trung Quốc, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã và đang hỗ trợ các tổ chức nông dân xây dựng vùng trồng. Bà Võ Thị Kim Phương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Tiền Giang cho hay: Tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mã số vùng trồng trên một số loại trái cây chủ lực của tỉnh để xuất khẩu sang thị trường các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Úc … Đến nay, tỉnh đã có 119 mã số vùng trồng. Hiện đang xây dựng mới 26 mã vùng trồng với diện tích trên 613ha cho 5 loại cây: sầu riêng, thanh long, ớt, mít, bưởi. Trong đó, một số vùng trồng đã có doanh nghiệp, HTX có năng lực liên kết tiêu thụ.

Thông tin sầu riêng được đi chính ngạch sang Trung Quốc khiến nhiều nhà vườn ở Tiền Giang phấn khởi. Trở lại thăm một số địa phương tại “vương quốc sầu riêng Cai Lậy” chúng tôi nhận thấy chính quyền địa phương và ngành chức năng quan tâm sâu sát, tích cực tuyên truyền, vận động người dân xây dựng mã số vùng trồng.

Tại xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, bà con trồng sầu riêng ở được Phòng NN-PTNT hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng với diện tích 11,95ha trên 3 ấp. Trao đổi với một số thành viên trồng sầu riêng ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Long chúng tôi được biết, hơn một tháng nay, cứ cuối tuần, 15 hộ thành viên nơi đây hồ hởi tham gia lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng.

Ông Nguyễn Đình Du, Phó Giám đốc HTX Mỹ Long cho biết: “Bà con được giải thích về yêu cầu, tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường các nước, trước mắt là thị trường Trung Quốc. Do đó, một số bà con cũng tham gia tập huấn ghi chép nhật ký sử dụng thuốc BVTV, nhận biết các loại thuốc không được phép sử dụng, liều lượng sử dụng thuốc…”.

Ông Nguyễn Đình Du, Phó Giám đốc HTX DVNN Mỹ Long chia sẻ bà con thành viên đang xây dựng vùng trồng, sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Đình Du, Phó Giám đốc HTX DVNN Mỹ Long chia sẻ bà con thành viên đang xây dựng vùng trồng, sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Du cho hay, trước đây, bà con trồng sầu riêng vùng này sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thậm chí địa phương cũng xây dựng hợp tác xã nhưng năng lực cũng còn hạn chế chưa thể bao tiêu thụ đầu ra cho bà con. Đã từng có tập huấn làm VietGAP nhưng việc sầu riêng còn xuất khẩu tiểu ngạch nên tỏ ra không hiệu quả. Thời gian qua, việc sầu riêng và một số loại trái cây không thể xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch nữa đã đánh thức được một số nhà vườn địa phương. Họ chẳng những tham gia xây dựng mã số vùng trồng mà còn tự nguyện tham gia lớp tập huấn làm VietGAP.

Qua tập huấn, ông Du cũng như nhiều bà con tham gia lớp tập huấn cho rằng làm VietGAP đúng theo hướng dẫn cũng không khó khăn lắm. 1ha đất vườn sầu riêng 10 năm tuổi của nhà ông cũng đăng ký tham làm VietGAP đợt này. Ông tâm sự: “Tôi cũng như nhiều anh em tâm huyết ở đây muốn làm trái cây sạch để xuất khẩu đi xa, chứ không thì mãi quanh quẩn ở đây, khó phát triển. Hơn nữa, thị trường ngày càng khó khăn, nếu không làm chuẩn sợ rằng thua ở trong nước luôn”.

Còn ông Tâm, một hộ thành viên khác đang 1 ha vườn sầu riêng nói rằng: ở đây sản xuất nhỏ lẻ, mạnh ai nấy bán nên có tình trạng giá cao một số thương lái thu mua trái chưa đạt tiêu chuẩn về độ già. Khi xuất bán không được, thị trường chê sẽ mất thương hiệu. Việc xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc như thế này anh rất đồng tình. Anh cũng hi vọng sẽ có doanh nghiệp bao tiêu lâu dài, thay đổi tập quán sản xuất sầu riêng của bà con, bài bản hơn.

Tại vùng trồng của HTX DVNN Mỹ Long hầu hết bà con sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho cây nhằm giảm chi phí, cải tạo đất. Ảnh: Minh Đảm.

Tại vùng trồng của HTX DVNN Mỹ Long hầu hết bà con sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho cây nhằm giảm chi phí, cải tạo đất. Ảnh: Minh Đảm.

Nói rồi, ông Du dẫn chúng tôi tham quan vườn cây của gia đình ông. Trong vườn có cây lớn, cây bé không đồng đều. Chúng tôi thấy lạ bèn hỏi được ông cho biết, mùa hạn 2020, nước mặn xâm nhập sầu riêng vùng Cai Lậy, nhất là ở xã Tam Bình, Mỹ Long chết nhiều. Nhờ tích cực học hỏi các biện pháp rửa mặn, phục hồi cây mà năm ngoái hơn 50% số cây đã phục hồi cho trái trở lại. Bên cạnh đó, ông cũng tiến hành dặm vá lại. Đến nay, những cây sầu riêng tơ phát bình thường, có phần lớn nhanh. “Nếu không phải do hạn mặn, vườn cây 1ha xử lý cho trái nghịch vụ, bán rất được giá. Bình quân, giá từ 70.000 đồng/kg, mỗi ha cho năng suất 20 tấn, doanh thu hơn khoảng 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí có thể cho lãi 1 tỷ đồng”, ông Du nói trong tiếc rẻ.

Qua đợt xâm nhập mặn năm 2020, ông Du cũng như hầu hết bà con trồng sầu riêng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăm sóc sầu riêng trước, trong và sau hạn mặn do ngành chức năng địa phương tổ chức. Các buổi tập huấn hướng dẫn nhận biết sâu bệnh cũng kỹ thuật tỉa cành tạo tán, ủ gốc mùa nắng nóng…. Để phòng chống mặn, địa phương còn vận động bà con nạo vét kênh mương, đóng cống bọng, mua bạt trữ nước. Trong bối cảnh giá vật tư tăng cao, bà con tận dụng các loại phân bón hữu cơ như: phân bò, gà, heo để bón cho cây. Việc làm này vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp cây tốt bền, phát triển khoẻ mạnh hơn.

“Mình chỉ sử dụng phân bón hoá học khi cho cây đi đọt, nuôi trái. Còn lại xài hữu cơ hết. Mấy năm trước ít ai xài phân bò, bây giờ 10 vườn xài hết 8 vườn rồi, vừa rẻ vừa tốt bền.”, ông cho biết.

Hiện nay, một số bà con vùng sầu riêng xã Mỹ Long vừa xây dựng mã số vùng trồng, vừa chủ động thực hiện trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP với mong muốn tạo vùng nguyên liệu mời gọi doanh nghiệp đến liên kết bao tiêu đầu ra lâu dài.

“Bà con cũng mong muốn HTX tìm được đầu mối công ty, doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài để bán được giá, ổn định. Bà con ai cũng muốn tham gia VietGAP nhưng vì đầu ra chưa có nên một số còn e ngại. Qua đây chúng tôi muốn mời gọi doanh nghiệp đến tìm hiểu vùng nguyên liệu mà HTX đang xây dựng. Kỹ thuật thì bà con biết cách làm rồi nhưng nếu đầu ra tốt hơn thì chúng tôi rất dễ dàng vận động bà con con tham gia nhiều hơn nữa”, ông Du chia sẻ.

Từ biệt bà con vùng trồng sầu riêng xã Mỹ Long, chúng tôi tìm đến xã Tam Bình, huyện Cai Lậy. Ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch UBND xã cho hay, từ khi tỉnh có chủ trương xây dựng các cống đập ngăn mặn dọc đường tỉnh 864 bà con trồng riêng rất phấn khởi, không quá lo về nước mặn xâm nhập nữa. Sau đợt hạn – mặn 2020, phần lớn vườn sầu riêng của bà con đã phục hồi trở lại. Hiện nay, xã Tam Bình đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh hỗ trợ một số bà con xây dựng mã số vùng trồng cho cây sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đáng chú ý, trong vùng trồng đã có doanh nghiệp từ TP.HCM đến liên kết bao tiêu.

Sầu riêng tách cơm để xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Sầu riêng tách cơm để xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Không chỉ riêng vùng trồng sầu riêng Cai Lậy, các địa phương khác trong tỉnh Tiền Giang cũng đang tích cực tuyên truyền vận động bà con nông dân tham gia xây dựng mã số vùng trồng để xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc. Tại xã An Thái Trung, huyện Cái Bè chị Nguyễn Thị Diễm Thuỳ, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với Phòng NN-PTNT tiến hành định vị, xây dựng mã số vùng trồng cho 1.075 hộ với diện tích 531ha. Đặc biệt, có 28 hộ đang đăng ký làm VietGAP. Phòng NN-PTNT đang hỗ trợ một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn liên kết với nông dân vùng trồng”.

Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, từ năm 2018 đến cuối năm 2021, tỉnh đã thực hiện 810 cuộc thông tin, tuyên truyền về Đề án phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 và tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa nghịch vụ, quản lý sâu bệnh hại trên cây sầu riêng, quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng trước, trong và sau hạn mặn… với hơn 24.818 lượt nông dân tham dự. Bên cạnh đó, công tác phối hợp các ngành, đơn vị có liên quan kịp thời thông tin tình hình sản xuất, sâu bệnh hại, thị trường và các yêu cầu của thị trường xuất khẩu giúp nông dân nhận thức, quản lý và tiếp cận sản xuất theo nhu cầu thị trường cũng được thực hiện thường xuyên.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm