| Hotline: 0983.970.780

Xe dán bản đồ Việt Nam thiếu Hoàng Sa,Trường Sa chịu phạt tới 40 triệu đồng

Thứ Ba 14/07/2020 , 18:08 (GMT+7)

Hành vi dán đề can bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa dù là vô ý đều là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ…

Hiện nay, rất nhiều xe ô tô dán bản bồ Việt nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh minh họa.

Hiện nay, rất nhiều xe ô tô dán bản bồ Việt nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh minh họa.

Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) vừa có văn bản gửi các Bộ: Công an, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải về việc xử lý hiện tượng lưu hành sản phẩm bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới quốc gia.

Qua theo dõi nắm tình hình, Bộ TTTT phát hiện tình trạng có nhiều phương tiện giao thông vận tải đường bộ của cá nhân và tổ chức có dán hình ảnh bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe và khung biển số xe, nhưng những bản đồ này không thể hiện đầy đủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Khung biển số ôtô, môtô, xe gắn máy thiết kế dán sẵn hình bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa được sản xuất hàng loạt và bán tự do trên thị trường nhiều tỉnh, thành phố cả nước và một số sàn giao dịch điện tử.

Bộ TTTT cho rằng, các phương tiện giao thông có phạm vi đi lại rộng, tác động thị giác lớn đến người dân và du khách nước ngoài, có thể hình thành ý thức sai lệch về chủ quyền biển, đảo. Về lâu dài, việc này gây bất lợi trong công tác đấu tranh pháp lý chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Vì thế, để xử lý tình trạng trên, Bộ TTTT cung cấp thông tin và đề nghị các bộ phối hợp xử lý các hành vi vi phạm nêu trên theo thẩm quyền.

Nhìn nhận về vấn đề trên, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) cho hay, chủ quyền lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Điều 1 Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông. Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.

Công dân có quyền bày tỏ quan điểm, thể hiện lòng yêu nước là điều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên việc thể hiện lòng yêu nước đó phải đúng pháp luật và đúng với lương tâm, trách nhiệm của một công dân.

Thời gian vừa qua, đã có tình trạng một số phương tiện tham gia giao thông, chủ yếu là ô tô có dán hành ảnh bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe và đặc biệt là khung biển số xe nhưng không thể hiện đầy đủ chủ quyền Việt Nam mà bị thiếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng ta không loại trừ những khung biển số xe này được sản xuất từ nước ngoài với ý đồ bản đồ Việt Nam thiếu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Điều này về lâu dài sẽ đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân, gây khó khăn trong công tác đấu tranh pháp lý của Nhà nước Việt Nam về quyền chủ quyền trên Biển Đông.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Thơm phân tích: Hành vi dán đề can bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa dù là vô ý đều là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 18/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/4/2020) với mức phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

“Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ. Buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm (nếu có).

Nếu cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luật sư Thơm cho biết.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất