| Hotline: 0983.970.780

Xu hướng sử dụng bao bì tái chế trong ngành thực phẩm và đồ uống

Thứ Năm 29/02/2024 , 12:02 (GMT+7)

TP.HCM Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo Triển lãm Quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến & đóng gói bao bì tại Việt Nam (ProPak Vietnam) 2024.

Theo ông Jeffrey Au, Giám đốc Kinh doanh Informa Markets Asia, Việt Nam hiện có nhiều chính sách thuế tốt hơn, ưu đãi hơn; chi phí nhân công cạnh tranh. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương. Trên trường quốc tế, Việt Nam được xem là một trong những thị trường tiềm năng và phát triển cao nhất châu Á. 

Với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 15-20% trong những năm tới, bao bì là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Hơn 900 nhà máy hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 70% trong số đó nằm ở khu vực phía Nam, chủ yếu ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

"Chính phủ Việt Nam đã công bố chiến dịch Net Zero - giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Với chiến dịch này, bao bì có khả năng tái chế và tính bền vững sẽ là một trong xu hướng tiêu dùng và dần trở thành một phần quan trọng của quy trình đóng gói trong ngành thực phẩm và đồ uống. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của ngành bao bì giấy Việt Nam. Mặc dù vậy, xu hướng sử dụng bao bì nhựa vẫn có sự tăng trưởng với những sản phẩm bền vững hơn. Do đó, bền vững và tái chế sẽ là hai lĩnh vực quan trọng tại ProPak năm nay", ông Jeffrey Au nói.

Theo ông Jeffrey Au, nhìn chung, thị trường vật liệu đóng gói được chia thành các phân khúc khác nhau, bao gồm giấy và bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, gỗ, dệt may và các vật liệu phù hợp khác như xốp, da,… 

Ông Jeffrey Au, Giám đốc Kinh doanh Informa Markets Asia chia sẻ tại buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Jeffrey Au, Giám đốc Kinh doanh Informa Markets Asia chia sẻ tại buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Mordor Intelligence (Tổ chức tư vấn và phân tích thị trường), quy mô thị trường bao bì giấy Việt Nam ước tính đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 4,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9,73% trong giai đoạn 2024-2029.

Bên cạnh bao bì giấy, thị trường bao bì kim loại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhờ vào sự gia tăng của ngành thực phẩm, đồ uống. Quy mô thị trường bao bì hộp kim loại Việt Nam ước tính đạt 2,11 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,45 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,07% trong giai đoạn 2024-2029.

“Trước xu thế đó, ProPak Vietnam 2024 sẽ là triển lãm thương mại quốc tế dành riêng cho ngành công nghiệp xử lý, chế biến và đóng gói bao bì đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Đây sẽ là nơi để các doanh nghiệp ngành bao bì tìm kiếm máy móc, thiết bị, công nghệ đột phá mới nhằm tân tạo dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình chế biến và đóng gói, mở rộng sản xuất, đáp ứng các nhu cầu về phát triển bền vững. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các vật liệu bao bì mới, tiếp cận công nghệ, ý tưởng sáng tạo kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới, kết nối, trao đổi và hợp tác cùng các chuyên gia, nhà cung cấp tiềm năng.

Ngoài ra, khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá các máy móc vận hành cỡ lớn, với những trải nghiệm chân thực như tại nhà máy ở ngay triển lãm", Giám đốc Kinh doanh Informa Markets Asia thông tin.

Sự kiện quy tụ hơn 450 đơn vị trưng bày đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Úc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Đây là các nhà cung cấp nguyên vật liệu và công nghệ hàng đầu thế giới phục vụ cho ngành chế biến, đóng gói thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, in ấn, mã hóa, đánh dấu và ghi nhãn, hoạt động phòng thí nghiệm, kiểm tra và chuỗi cung ứng lạnh, logistics, lưu kho...

Trong khuôn khổ ProPak Vietnam 2024, lần đầu tiên khu trưng bày về công nghệ đồ uống hoàn toàn mới với tên gọi DrinkTech, sẽ được ra mắt. Tại đây, các công nghệ, thiết bị và giải pháp mới phục vụ cho ngành đồ uống sẽ được trưng bày, thu hút các doanh nghiệp chủ chốt hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam tham gia.

ProPak Vietnam 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 3-5/4 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm