| Hotline: 0983.970.780

Xử lý chất thải - lợi đôi đường

Thứ Tư 06/09/2017 , 08:01 (GMT+7)

Thực hành theo mô hình này tiện lợi, không tốn kém nhiều. Ưu điểm là sau 5 ngày xử lý được 80% mùi hôi của phân chuồng.

Anh Nguyễn Chánh Bình - cán bộ Trung tâm KN Bến Tre theo dõi quá trình triển khai dự án các bon thấp nhận xét, nhà vườn đã hưởng lợi ích khi áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, không còn ô nhiễm môi trường, chất thải còn là nguồn phân bón hữu cơ cho vườn cây xanh tốt, giảm hơn 70% lượng phân NPK...

13-56-30_cong_trinh_xy_hm_biogs_o_ben_tre_-_nh_cb
Công trình xây hầm biogas ở Bến Tre

Theo anh Bình, các hộ chăn nuôi phân chất thải thành 2 nguồn. Tromg chăn nuôi heo nái, phân được thu gom đưa vào kho và cung cấp cho các điểm thu mua ủ phân hữu cơ hoặc các trang trại trồng cây ăn trái. Đối với trại nuôi heo thịt, phân được đưa vào các công trình xử lý nước thải kiểu KT2, hệ thống cống bê tông xử lý và sau đó nước thải được đưa vào bể lắng kế tiếp sang ao sinh học trước khi tưới cho cây trồng… Đối với chăn nuôi bò, phân được thu gom để khô, cung cấp cho các nhà vườn và phần nước thải và một phần đưa vào bể biogas xử lý, nước thải được dùng tưới cho cỏ.

Huyện Chợ Lách là vùng có nhiều nông dân giỏi trồng hoa kiểng, sầu riêng, chôm chôm… rất cần nguồn phân bón hữu cơ. Tuy nhiên do chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu là gà vườn, dê và heo nên nguồn phân chuồng nguyên liệu khô phải đi mua từ nơi khác về và trộn bổ sung thêm mụn dừa, chất thô xanh trong vườn nhà.

Anh Hồ Trung Hoàng ở ấp Long Quới, xã Long Thới trồng 6 công sầu riêng Ri 6 và nuôi 300 con gà thả vườn. Nguồn phân chuồng anh phải mua thêm từ nơi khác về ủ theo phương pháp mới do cán bộ dự án các bon thấp hướng dẫn như xây bồn gom phân, lắp hệ thống quạt thổi oxy vào chuồng ủ và trộn nấm Trichoderma hoặc Compost (của Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Bến Tre) với 2kg tương ứng cho 1 tấn phân chuồng, nhằm tác động thêm vi sinh giúp phân ủ mau phân hủy. Thời gian ủ sau 1 tháng phân sẽ không còn mùi hôi, có thể dùng bón dưới tán sầu riêng, bưởi da xanh khi vào vụ, thúc cây trổ bông đậu trái.

Anh Hoàng chia sẻ, thực hành theo mô hình này tiện lợi, không tốn kém nhiều. Ưu điểm là sau 5 ngày xử lý được 80% mùi hôi của phân chuồng. Mỗi lần xử lý phân chỉ từ 1 - 2 ngày. Nếu đủ nguồn phân chuồng nguyên liệu 1,5 - 2 tấn/lần ủ, trong năm có thể ủ tới 10 lần. Mỗi cây trong vườn bón dưới tán 10 kg/cây (1 kg/m2).

"Từ năm 2016 áp dụng theo cách làm phân hữu cơ từ phân chuồng, tôi không phải mua phân NPK, DAP như trước, ước giảm được chi phí phân bón hơn 60%. Bà con trong xóm thấy tôi thực hành hiệu quả nên học hỏi, làm theo", anh Hoàng nói.

Một cách làm khác, ông Ba Sốt (Nguyễn Văn Sốt) ở ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc có trại nuôi heo thịt 40 - 50 con và 10 công vườn trồng bưởi da xanh. Tham gia dự án các bon thấp, ông xây công trình xử lý phân, nước thải kiểu KT2 16m3, chi phí 18 triệu đồng, trong đó được hỗ trợ 3 triệu đồng.

So với mô hình dùng túi ni lông biogas như trước đây, ông khen cách làm mới kín đáo, an toàn, sạch sẽ, không có mùi hôi. Phân heo tươi thải ra sẽ đưa xuống hầm gas, hầm lọc 1 và qua hầm lọc 2 chứa trước khi nước thải ra tưới cho vườn bưởi.

Điều đáng nói là phần chất thải ra hầm thành bã bùn chính là phân hữu cơ bón cho bưởi, dừa ít bị sâu bệnh, trái đẹp, ngọt, thơm. Sau 6 tháng hầm ủ biogas được hút một lần, nhưng không đủ bón sau vườn. Ông Ba Sốt cho biết phải mua thêm 100 bao phân chuồng khô, 25.000 đ/bao để bón lót thêm.

Nhận thấy rõ hiệu quả, Ba Sốt cười khoe: "Cách làm hầm biogas kiểu mới đã giúp giảm được tới 70% chi phí mua phân NPK như trước đây. Điều tôi muốn nói là 10 công bưởi sau nhà đạt hiệu quả nhờ loại phân hữu cơ “nguyên chất” do tự mình làm, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lời khoảng 700 triệu đồng/năm".

"Không chỉ riêng tôi, HTX Bưởi Tân Long 2 với 48 hộ thành viên đã áp dụng 100% mô hình chăn nuôi và xử lý chất thải tạo nguồn phân hữu cơ có nhiều lợi ích. Đây là điều kiện để HTX áp dụng qui trình canh tác bưởi da xanh theo hướng VietGAP, hạn chế tối đa xịt thuốc sâu để có trái ngon, an toàn", ông Ba Sốt nói thêm.

Nhà vườn sản xuất phân bón hữu cơ

Anh Trần Công Tín, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết, nhận thấy việc áp dụng hiệu quả sử dụng phân hữu cơ qua kỹ thuật xử lý từ phân chuồng bón cho vườn cây ăn trái và hoa kiểng, một nhóm nhà vườn đã lập ra Tổ sản xuất phân bón hữu cơ, năng lực sản xuất cung ứng dự kiến khoảng 5 - 7 tấn/tháng.

Việc kiểm định chất lượng được dự án hỗ trợ, Trạm Khuyến nông huyện Chợ Lách đã gửi mẫu về Viện KHKT nông nghiệp miền Nam phân tích các hàm lượng dinh dưỡng phân sau ủ… Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu phân hữu cơ, kiểm định quy chuẩn, đăng ký thương hiệu... thì các nhà vườn chưa thực hiện được, do điều kiện cần tổ chức sản xuất quy mô lớn. Do vậy phân hữu cơ bón cây trồng chỉ với quy mô nhỏ, chia sẻ cộng đồng xung quanh.

Hưng Phú

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm