| Hotline: 0983.970.780

Xuống đồng cứu vụ đông xuân

Thứ Hai 30/01/2012 , 09:47 (GMT+7)

Chưa năm nào nông dân Phú Yên phải đối mặt tình trạng sạ đi, sạ lại lúa ĐX 2- 3 lần như năm nay.

Nông dân ra đồng cấy dặm
Chưa năm nào nông dân Phú Yên phải đối mặt tình trạng sạ đi, sạ lại lúa ĐX 2- 3 lần như năm nay.

Sáng mùng 4 tết (25/1), nông dân các huyện Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và TP Tuy Hòa ra đồng cấy dặm ruộng lúa bị hư hại do ngập úng từ trước tết. Anh Nguyễn Văn Lịch ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa) cho biết: “Cánh đồng Ổ Vạt này nằm dọc mương rút Bàu Bèo nên khi sạ dính ngay nước thượng nguồn đổ về. Trong khi đó, cửa biển Hòa Hiệp Trung thoát chậm nên ruộng ngập úng, lúa non ngã rạp. Trước tết, do thiếu mạ nên người dân chỉ cấy dặm được một ít, số còn lại chờ mạ lớn mới cấy dặm”.

Anh Lịch cho biết thêm: “Chiều mùng 3 cúng tạ xong, vợ chồng tôi thuê hai người nữa ra đồng cấy dặm. Trời đang nắng ấm, cấy sớm cho mạ mau bén rễ”. Ra đồng, vợ chồng anh Lịch mang theo cả hương tết, rim mứt, cốm gừng để mọi người ăn lúc nghỉ mệt. Còn ông Nguyễn Văn Thư, Phó phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa cho biết: Do ảnh hưởng đợt mưa kéo dài trước tết, địa phương này có đến 1.136 ha lúa bị ngập úng, hư hại trong tổng số hơn 4.573 ha đã gieo sạ. Bị thiệt hại nặng nhất là các xã Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Đông, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung. Tại các địa phương này, nông dân đang tiến hành gieo sạ lại diện tích hư hại do ngập úng. Một số cánh đồng như Vực Kính, Quang Trại thuộc xã Hòa Tân Đông, nông dân tiến hành cấy dặm.

Do ảnh hưởng đợt mưa kéo dài ngày cuối tháng Chạp vừa qua,  nhiều diện tích lúa non ở xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) đổ rạp. Hiện đang thời điểm nước rút nên bà con ra đồng be bờ bao, tranh thủ sạ cho kịp thời vụ. Ông Nguyễn Đình Danh ở xã Xuân Sơn Nam có 3 sào ruộng. Trước tết đã sạ đi sạ lại nhưng cả hai lần đều bị ngập úng nên mầm lúa không phát triển được.

Ông nói: “Vui tết vậy là đủ rồi, làm gì làm cũng phải lo nồi gạo cho gia đình”. Trong khi đó, nhiều thửa ruộng lúa ĐX gần 30 ngày tuổi ở xã An Hòa (huyện Tuy An) bị chuột cắn phá gây thiệt hại nặng. Ông Huỳnh Văn Hải ở xã An Hòa than thở: “Chuột cắn phá, lúa còn thưa thớt, tôi trông thấy mà nóng mặt. Sáng mùng 4 tết tôi vội kéo máy bơm ra đồng. Đợt nước đầu tiên này bơm đến hết mùng 5 cho... lụt. Nước ngập sâu, chuột không thể bơi vào ruộng cắn phá”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất