| Hotline: 0983.970.780

Ý nghĩa lớn từ dự án phát triển rừng ngập mặn ở Quảng Ninh

Thứ Năm 14/05/2020 , 08:24 (GMT+7)

Bất kể ngày đêm, cán bộ của đơn vị giám sát Ban quản lý dự án trồng rừng Việt–Đức phải đến tận nơi theo dõi tình trạng rừng ngập mặn (RNM) mới trồng.

Thực trạng dự án RNM trên địa bàn TP Móng Cái

Đối với địa bàn trọng yếu như TP Móng Cái, nơi đang triển khai 2 dự án hiện thuộc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), bao gồm: Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 và Dự án Gây bồi, tạo bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê Thôn 1, xã Hải Đông, về chống biến đổi khí hậu, Ban quản lý dự án trồng rừng Việt – Đức thường xuyên đến kiểm tra, trồng bổ xung và khắc phục sự cố.

Từ bờ đến vùng RNM trồng theo dự án những ngày đầu khởi công ngót nghét 4km đi bộ, đơn vị trồng rừng và Ban quản lý trồng rừng Việt – Đức đã cùng nhau đi kiểm tra địa hình, tiến đến đặt nền móng trồng RNM. Thông qua những vùng này, cả đoàn bì bõm lội qua từng vũng bùn để thăm dò, có những đoạn đất yếu, sụt đến ngang hông, họ vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Để có cả một dải RNM bạt ngàn cây Trang (Kandelia candel), Đước vòi (Rhizophora stylosa) đứng ngăn nắp thành hàng, các cán bộ của Ban quản lý Việt - Đức đã phải làm việc cực kỳ vất vả. Việc phát triển cây của RNM phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là quá trình thủy triều lên, xuống. Môi trường hiện nay ít nhiều đã làm thay đổi quá trình thích nghi của một số loài cây ngập mặn bản địa khiến một số cây yếu và chết. Để tìm ra nguyên nhân, có phương pháp trồng dặm thay thế, có ngày họ mất 5 tiếng đồng hồ vật lộn với sức sống của cây con.

Những tưởng rằng, công sức bỏ ra đều có thể đem lại hiệu quả, nhưng họ chỉ có một thời gian ngắn để hoàn thiện trồng RNM trước khi bàn giao cho địa phương quản lý. Theo ông Vũ Xuân Toản, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng Việt – Đức: Mặc dù theo hình thức chăm sóc mà Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đã ký với đơn vị thi công, trồng rừng là 2-4 lần/1 năm. Tuy nhiên vì lợi ích chung RNM đem lại cho cộng đồng, chúng tôi đều cố gắng kiểm tra tiến độ cây sinh trưởng trước tác động của yếu tố thời tiết. Việc chăm sóc và theo dõi RNM được chúng tôi thực hiện thông qua con nước, cứ khi nào nước rút thì sẽ xuống kiểm tra nhằm đảm bảo rừng phát triển hiệu quả.

Hiện nay, quá trình chăm sóc RNM hoàn toàn sử dụng phương pháp thủ công, đặc biệt đối với loài nhuyễn thể Hà sống cộng sinh gây chết cây, không thể sử dụng chế phẩm sinh học gây ảnh hưởng đến môi trường và sự sống của các loài động, thực vật khác.

Nhuyễn thể Hà bám nhiều trên thân cây mỗi lần thủy triều rút, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây ngập mặn. Ảnh: Anh Thắng.

Nhuyễn thể Hà bám nhiều trên thân cây mỗi lần thủy triều rút, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây ngập mặn. Ảnh: Anh Thắng.

Không những thế, việc chăm sóc, trồng RNM còn khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với trồng rừng trên cạn, bởi quá trình trồng rừng phải căn đúng thời điểm, không phải bất cứ thời gian nào đều có thể trồng RNM. Các cán bộ Ban quản lý trồng rừng Việt – Đức đã đưa ra thời vụ riêng đối với từng loài cây đặc hữu, việc căn chính xác thời vụ, thời điểm thủy triều sẽ giúp cây con có độ chống chịu tốt hơn.

Vào tháng 4 đến tháng 5, cây con sẽ có thời gian phơi nắng cao, giảm thiểu mức độ nguyễn thể sống cộng sinh trên thân, lá phát triển. Phải thuộc lòng hàng trăm lý thuyết bao gồm mùa vụ, thời tiết, nồng độ mặn của nước biển mới có thể chăm sóc hiệu quả RNM.

Đến nay, tổng diện tích rừng dự án gây bồi, tạo bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê thôn 1, xã Hải Đông đã trồng được 88,1ha (52,1 ha trồng mới và 36,0 ha trồng bổ sung). Trong đó có 79,5 ha rừng trồng (43,5 ha trồng mới và 36,0 ha trồng bổ sung) đạt tiêu chuẩn được nghiệm thu. Hiện, cây trồng phát triển tốt (chiều cao bình quân từ 1,5 đến 2m; đường kính tán từ 0,5 đến 1m), dự kiến đến hết năm 2020 sẽ bàn giao cho địa phương quản lý, bảo vệ; còn 8,6 ha do bãi ngập triều sâu, Hà bám nhiều nên không đủ mật độ cây sống tốt theo quy định. Sở NN-PTNT đã yêu cầu và các nhà thầu thi công trồng dặm để đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt.

Đối với dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn thành phố Móng Cái, dự án đã thực hiện trồng rừng được 532,83 ha (trồng mới 88,57 ha/214,5 đạt 41,3% và trồng cải tạo, bổ sung, phục hồi rừng chất lượng kém 444,26/450,03 ha đạt 98,7%).

Khó khăn là thế, việc linh động sử dụng tri thức bản địa, sử dụng những kinh nghiệm sinh sống của người dân sinh sống trong khu vực đã giúp đơn vị quản lý, nhà thầu có thêm kinh nghiệm trong việc duy trì sự sống của cây, tạo bãi bồi, tránh những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với cánh RNM mới trồng.

Quảng Ninh có diện tích rừng ngập mặn (RNM) khá lớn (trên 23.000ha), tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên, Vân Đồn. RNM của Quảng Ninh giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ đê điều, đồng thời là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản, phục vụ đời sống của người dân. Hiện nay, tỉnh đang tập trung bảo vệ và phát triển RNM, qua đó góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, chống biến đổi khí hậu.

RNM giúp cân bằng sinh thái, tạo thu nhập cho dân

Ông Phạm Văn Bản, thôn 2 xã Hải Đông, cho biết: Trước đây người dân chúng tôi chưa hiểu lắm việc làm của cán bộ trồng RNM nên còn xảy ra tình trạng phản đối vì sợ ảnh hưởng đến số lượng sá sùng lượm nhặt. Tuy nhiên qua tuyền truyền chúng tôi đã hiểu rõ về việc trồng RNM sẽ góp phần tạo cân bằng, phát triển bền vững hệ sinh thái RNM ven biển. Kể từ đó, chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm dựa vào quá trình sinh sống lâu năm giúp dự án trồng RNM đạt tối đa hiệu quả. Một vài hộ trong thôn cũng đã hỗ trợ, giúp đỡ chăm sóc RNM để có thêm việc làm, thu nhập.

RNM không chỉ có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn bảo vệ nước ngầm mà còn cung cấp nguồn thuỷ sản cho cư dân ven biển. Theo khảo sát của Sở NN-PTNT, trước đây do các địa phương giao đất, giao rừng cho các dự án khoanh vùng, đào đắp đầm một cách ồ ạt để nuôi trồng thuỷ sản, biến những cánh rừng sú vẹt, đâng, bần trở thành những vùng nước trắng mênh mông. Người dân đã phá rừng ngập mặn để đào đắp đầm nuôi tôm, cua… Việc tăng nhanh diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã ảnh hưởng lớn tới RNM gây thiệt hại hàng nghìn ha rừng sú, đâng...

Ý nghĩa của dự án trồng RNM do Sở NN-PTNT chủ trì không chỉ dừng lại ở việc khôi phục môi trường mà còn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân các xã ven biển tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tạo được những đai rừng ven biển bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản ổn định, nâng cao chất lượng sản xuất của nông dân, góp phần hạn chế thiên tai xuống mức thấp nhấ. Nhờ đó tiết kiệm được kinh phí khắc phục hậu quả hàng năm và kinh phí tu bổ đê điều trên địa bàn tỉnh.

Rừng ngập mặn ở TP Móng Cái đang trong tình trạng phát triển tốt, những cây chết đã được trồng dặm thay thế. Ảnh: Anh Thắng.

Rừng ngập mặn ở TP Móng Cái đang trong tình trạng phát triển tốt, những cây chết đã được trồng dặm thay thế. Ảnh: Anh Thắng.

RNM mới hình thành đã tạo được những đai rừng phòng hộ chắn sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình bờ, đập ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương ven biển, bảo vệ cảnh quan, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nước ven bờ; Gìn giữ và mở rộng môi trường sống cho các loài sinh vật biển, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ven bờ của vùng biển tỉnh Quảng Ninh.

Quá trình phát triển các dự án RNM đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn việc chặt phá rừng, xâm hại đến rừng ngập mặn, ổn định xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh vùng biên giới – biển đảo.

Việc bảo vệ và phát triển RNM trên địa bàn TP Móng Cái vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của chính quyền và nhân dân. Hơn nữa, hiện đang xuất hiện một số thông tin chưa qua kiểm chứng, thông tin phiến diện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của dự án trồng RNM. Thiết nghĩ mỗi cá nhân cần chia sẻ, ủng hộ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng hơn là tạo ra sự nhiễu loạn về thông tin, sử dụng tầm nhìn hạn chế nói về công tác xây dựng, bảo vệ RNM.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm