| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái hỗ trợ chăn nuôi tái đàn

Thứ Tư 06/05/2020 , 08:54 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi giáng đòn nặng nề lên ngành chăn nuôi cả nước, tỉnh Yên Bái không là ngoại lệ. Để xốc lại ngành chăn nuôi, tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ...

Ông Nguyễn Hồng Thanh- GĐ Cty Đầm Mỏ kiểm tra lợn con trước khi tách mẹ.

Ông Nguyễn Hồng Thanh- GĐ Cty Đầm Mỏ kiểm tra lợn con trước khi tách mẹ.

Ông lên ti vi mà mua thịt

Ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đầu tiên bùng phát ở tỉnh Yên Bái tại gia đình ông Phạm Ngọc Hưng, tổ 3 và gia đình ông Vũ Thanh Tùng, tổ 9, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn từ ngày 1/5/2019. Đến 9/12/2019 dịch lan ra 5.221 hộ, ở 529 thôn, bản của 124 xã, phường trên 9/9 huyện, thị và thành phố.

Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy 28.098 con, trọng lượng 1.265,3 tấn. Trong đó các huyện thiệt hại nặng nề nhất là huyện Văn Yên có  11.177 con, trọng lượng 471 tấn, huyện Trấn Yên 7.260 con, trọng lượng 302,9 tấn, huyện Lục Yên 2.995 con, trọng lượng 170,2 tấn…Tổng kinh phí chi cho phòng chống dịch 47,316 tỷ.

Ngày 15/1/2020 tất cả các ổ DTLCP ở tỉnh Yên Bái đều qua 30 ngày không phát dịch. Yên Bái là tỉnh đầu tiên ở Tây Bắc công bố hết dịch tả lợn Châu Phi.

Tổng đàn lợn hiện nay của tỉnh Yên Bái là 442.000 con, trong đó có 48.000 con nái, 1.300 con đực giống. Do người dân không tái đàn từ tháng 5/2019 nên số lợn thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đàn lợn con của Cty Đầm Mỏ.

Đàn lợn con của Cty Đầm Mỏ.

Ông Ngô Văn Tiến, chủ lò mổ mi ni ở tổ 1, phường Yên Thịnh- TP. Yên Bái cho biết: Giá lợn siêu nạc hiện nay là 92.000- 93.000đ/kg, lợn mỡ 90.000đ/kg nhưng không có để mua. Trước đây lò mổ của ông mỗi ngày mổ 15-20 con, hiện giờ chỉ mổ 5 con. Thứ nhất, không có lợn mua; thứ hai giá thịt lợn đắt trung bình 160.000 đ/kg, nên người dân ăn thịt lợn ít hơn.

PV Báo NNVN làm cuộc khảo sát xem những điều ông Tiến và các bà nội trợ nói có đúng không. Giá thịt đang bán ở các chợ TP. Yên Bái: Thịt mông 170.000-180.000đ/kg, ba chỉ 160.000đ/kg, mỡ 100.000- 110.000đ/kg. Tôi bảo bà bán thịt: Thấy trên ti vi nói giá lợn hơi theo chỉ đạo của Thủ tướng xuống 70.000đ/kg, sao thịt lại bán đắt thế? Người bán thịt vật miếng thịt cười bảo: Chúng tôi mua đắt thì bán đắt, nếu bác muốn mua rẻ thì lên ti vi mà mua…

Chăm sóc lợn nái.

Chăm sóc lợn nái.

Hỗ trợ người dân nhanh chóng tái đàn 

Tỉnh Yên Bái đã ban hành một loạt chính sách nhằm khuyến khích người dân tái đàn, nhất là đàn lợn và đàn gia cầm. Trong đó hỗ trợ 91 cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn dịch bệnh, tổng mức hỗ trợ là 3,36 tỷ.

Đối với các hộ trống chuồng nay tái đàn sau DTLCP,  nuôi 100 con thì được hỗ trợ 30 triệu; hộ nuôi 15 con nái được hỗ trợ 30 triệu; hộ nuôi hỗn hợp 5 nái và 50 lợn thịt được hỗ trợ 20 triệu; gia cầm nuôi 1.000 con/lứa được hỗ trợ 15 triệu.

Hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19, hộ nuôi 100 con lợn thịt được hỗ trợ 20 triệu; hộ nuôi 15 con nái được hỗ trợ 20 triệu; các hộ nuôi hỗn hợp 5 nái và 50 lợn thịt được hỗ trợ 15 triệu.

Đối với các doanh ngiệp nuôi lợn nái nếu vay vốn ngân hàng thì được hỗ trợ lãi suất ngân hàng. Tỉnh Yên Bái hiện có 4 DN chăn nuôi lợn nái, mỗi con lợn con bán trong nội tỉnh, có xác nhận của chính quyền địa phương và Phòng NN-PTNT thì mỗi con được hỗ trợ 55.000đ.

Ông Nguyễn Hồng Thanh - GĐ Cty Đầm Mỏ chuyên nuôi lợn nái cho biết: Cơ sở của chúng tôi đã được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và VietGAHP đang nuôi 400 lợn nái, từ đầu năm 2020 đến nay đã xuất chuồng 1.000 con lợn con, trung bình mỗi tháng xuất 400-500 con bán cho nhiều tỉnh, trong đó chủ yếu cho tỉnh Yên Bái và Bắc Ninh. Nếu tỉnh Yên Bái phủ lãi suất cho người chăn nuôi lúc này thì đồng nghĩa với việc tiếp sức cho họ trong lúc khó khăn…

Theo ông Thanh, giá lợn con từ đầu năm đến nay liên tục biến động, từ 1 triệu đồng/con, đến 2,5 triệu đồng/con, nay đang bán 3 triệu/con. Như thế người chăn nuôi lợn thịt sẽ rất khó khăn về vốn. Nay tỉnh Yên Bái hỗ trợ thì giá lợn con sẽ giảm, lúc đó họ sẽ mua nhiều hơn, sẽ nhanh chóng phục hồi chăn nuôi…

Đàn lợn nái siêu nạc.

Đàn lợn nái siêu nạc.

    Tags:
Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm