| Hotline: 0983.970.780

Bài học nhớ đời

Thứ Tư 07/01/2015 , 15:33 (GMT+7)

Hai năm trước cháu có tham gia học tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Sau đó cháu có giới thiệu cho chị cháu mua. Cháu có cho chị trưởng phòng kinh doanh mượn chứng minh thư để làm thẻ ATM.

Cháu chào cô!

Cháu là người đã viết thư xin tư vấn mấy lần về chuyện gia đình. Nhưng lần này cháu muốn tâm sự với cô vài chuyện cho khuây khỏa thôi.

Cháu là người dân tộc thiểu số. Sống ở đời đã được 28 năm và cũng đi nhiều, trải cũng nhiều, cháu nghiệm thấy người Kinh, Hoa ở đâu họ cũng có chí làm giàu, chăm chỉ, tiết kiệm, ghê gớm...

Cháu đã từng chứng kiến một vụ sinh viên người dân tộc dạy cho con trai bà chủ nhà một bài học vì dám trộm cắp. Nhà chủ phát hiện và kéo cả tộc họ đến mắng chửi đánh đập em sinh viên kia loạn cả một góc trời, em ấy bị khủng hoảng tinh thần một thời gian dài. Cháu lúc đó đóng chặt cửa phòng không dám chui ra ngoài. May sau đó có nhà trường và công an can thiệp...

Hai năm trước cháu có tham gia học tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Sau đó cháu có giới thiệu cho chị cháu mua. Cháu có cho chị trưởng phòng kinh doanh mượn chứng minh thư để làm thẻ ATM. Sau đó chị ấy trả lại chứng minh thư và bảo cháu xuống lấy thẻ rút tiền.

Bẵng đi gần 2 năm cháu mới xuống bảo lấy thẻ thì chị ta bảo không biết để đâu rồi tìm không thấy. Cháu xin số tài khoản ra ngân hàng hỏi rút tiền thì đã bị rút hết (tiền hoa hồng cháu tư vấn đó cô).

Sếp cháu mách cháu dọa cho chị ta là cháu đang làm đơn gửi ra ngân hàng và công an, kiểu gì bà ý chả tìm thấy thẻ ngay. Cháu làm theo nhưng cũng không ăn thua.

Đó, cháu lại bị lừa rồi. Giờ cháu cũng chẳng biết làm thế nào để bà ta trả lại tiền cháu nên kệ, thôi. Tự nhủ thu hoạch lớn nhất của cháu là phải trân trọng và chú ý cái chứng minh thư, không người ta đem đi ký cắm cái gì đó thì gay.

Cháu cũng đang sợ người ta mang đi ký cắm cái gì đó liên quan đến quyền lợi bảo hiểm của chị cháu thì chết cháu. Cháu hối hận vì đã cho chị mua bảo hiểm những 9 năm.

Theo cô mấy cái bảo hiểm nhân thọ này có tin được không? Là bảo hiểm Daiichi cô ạ. Cháu đọc báo cũng thấy có nơi lừa đảo nhiều đâm lo. Mà cháu biết đến cái loại hình bảo hiểm này cũng là do sếp cháu giới thiệu, cháu nể nang nên mới đi học. Chán quá đi.

Còn nhiều chuyện cháu muốn tâm sự với cô nữa nhưng thôi để dành khi khác vậy.

---------------------

Cháu thân mến!

Như cô đã hồi âm nhanh cho cháu trước tết, các dân tộc đều có hằng số khác nhau, bề nổi gọi là khác biệt văn hóa.

Người Hoa ăn xì dầu, máu kinh doanh giỏi, nhìn đâu cũng thấy buôn bán, thấy dễ kiếm tiền, đại chúng ăn ở qua loa, nhà ống, tường ám khói, tích lũy chặt chẽ, khi thành đại gia rồi thì bài bạc, thê thiếp, tiêu xài không tưởng tượng nổi.

Người Kinh thích điền viên, khinh buôn bán, chắc lót, hay hoa hòe nhà cửa, tiện nghi. Nếu đặt cạnh hai nhà nông bên nhau, người Việt lão nông tri điền nhưng tề gia lại có thể không bằng người Hoa vì đạo Khổng ở người Kinh có nhạt hơn.

Nhưng đặt hai đại gia cạnh nhau thì người Hoa lực lưỡng, thâm nho, khôn ngoan gấp bội.

Người thiểu số như cháu nói, tộc nào cũng có triết lý sống riêng, tôn giáo, thờ cúng, gắn bó thiên nhiên và chữ tín với cộng đồng của mình. Do cách bức, do lịch sử, do thổ nhưỡng, do di truyền… họ co cụm và nghi kỵ hết thảy các tộc đông người.

Điều đó cũng tự nhiên thôi. Các cuộc hôn nhân Hoa – Kinh còn khó hòa hợp, huống chi với các tộc người thiểu số khác. Không tương đồng văn hóa (cô không nói học thức hay bằng cấp, văn hóa khác với học vấn), khó có hạnh phúc.

Lá thư cho thấy cháu có học đại học và đang có việc làm. Nhưng kỹ năng sống ở đô thị (thành phố, thị xã…) chưa nhiều.

Kỹ năng là dung nạp, hòa nhập, thích nghi, khôn ngoan, kiềm chế. Xã hội Mỹ, xã hội châu Âu thì sao, ở đó cũng đầy người các sắc dân, có kỳ thị, có cam chịu và có vươn lên, kinh nghiệm dạy cho người thấp cổ bé họng khả năng hội nhập.

Cô tin những chi tiết cháu kể. Nhưng cô trách cháu thiếu kỹ năng, ai lại đi giao chứng minh thư của mình cho người khác để họ làm thẻ và mở tài khoản cho. Rồi 2 năm sau mới đi hỏi cái thẻ ấy, để than thở là tiền không cánh mà bay.

Người Đức, người Mỹ, người Hoa đều không dễ cho ai “giúp đỡ” kiểu đó. Cháu đã ngây thơ, thậm chí dại dột, cháu có học vấn kia mà.

Đó là một bài học nhớ đời. Với tiền bảo hiểm nhân thọ mua cho chị mình ấy, qua tư vấn của sếp, thì cháu cứ sếp mà hỏi để giải tỏa thắc mắc thôi. Lừa ăn hoa hồng cháu môi giới bảo hiểm thì được nhưng lừa để lấy bảo hiểm của chị cháu không dễ, bảo hiểm có công ty, có trụ sở, có kinh doanh bằng giấy phép đăng ký, mình nắm đằng chuôi thì sao phải sợ?

Mong cháu khôn ra để nhận biết mía sâu có đốt nhà dột có nơi. Rất nhiều người tốt ở trong biển người trôi trước mắt cháu trên đường mỗi ngày, và cả trong công sở, lối phố, dân cư.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm