| Hotline: 0983.970.780

Bánh tráng chạy đua

Thứ Năm 10/01/2013 , 09:54 (GMT+7)

Có thể nói, không ở đâu có nhiều người làm nghề tráng bánh tráng như ở tỉnh Bình Định.

Những ngày cuối tháng 11 ÂL, do ảnh hưởng cơn bão số 1 trời cứ mưa tầm tã, những chủ lò bánh tráng ở Bình Định lòng như lửa đốt. Bởi đây là thời điểm “chớp thời cơ” của nghề làm bánh tráng mà trời không có chút nắng thì đành “bó tay”. Nắng lên, các nhà lò hối hả nổi lửa.

>> Vỏ công ty, ruột Xuân Đỉnh
>> Hàng mã nước rút

Nghề của Tết

Quãng thời gian 1 tháng trước Tết Nguyên đán, đâu đâu cũng có cúng giỗ, chạp mả, rồi đến liên hoan tất niên. Truyền thống của người dân Việt, hiếm mâm cỗ nào thiếu vắng những chiếc bánh tráng (bánh đa). Bởi vậy, đây cũng là thời điểm mà nghề tráng bánh tráng ăn nên làm ra.

Có thể nói, không ở đâu có nhiều người làm nghề tráng bánh tráng như ở tỉnh Bình Định. Có thể kể những làng nghề bánh tráng nổi tiếng như Trường Cửu (Nhơn Lộc), Hoà Cư (Nhơn Hưng), Kim Châu (phường Bình Định) thuộc thị xã An Nhơn và các làng nghề bánh tráng Kim Tây (Phước Hoà, Tuy Phước), Kiên Long (Bình Thành, Tây Sơn).

Mỗi làng nghề có đến hàng trăm hộ tham gia. Ngoài ra, rải rác đó đây trong khắp các vùng nông thôn còn có rất nhiều hộ làm nghề này theo kiểu nhỏ lẻ để giải quyết những ngày nông nhàn. Ngoài những làng nghề chuyên làm bánh tráng bằng chất liệu gạo, còn có nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Hoài Nhơn chuyên làm bánh tráng mì (sắn). Nghề bánh tráng đã giải quyết đến hàng chục ngàn lao động.

Trời càng nắng to, những nhà lò bánh tráng càng tất bật. Bởi bánh được tráng ra vỉ nào là khô ngay vỉ đó. Vừa thu hoạch bánh đã khô, vừa mang bánh tươi ra phơi nắng, thợ làm bánh “xoay mòng mòng” mới kịp việc. Tuy vất vả là vậy nhưng nghề bánh tráng được xem là cứu cánh của vùng thuần nông.


Làng nghề bánh tráng hối hả vào guồng

Bà Dương Thị Anh (50 tuổi) ở phường Bình Định, TX An Nhơn tâm sự: “Nếu không có nghề bánh tráng thì với 2 sào ruộng, hai vợ chồng tui không thể lo xuể chuyện ăn học cho 2 đứa con. Mỗi ngày vợ chồng tui “lên lò” 20 kg bột gạo và pha thêm 20 kg bột mì nhứt, chừng ấy nguyên liệu sẽ cho ra khoảng hơn 40 ràng bánh (25 chiếc/ràng), mỗi ràng bán giá sỉ được 13.000 đ, sau khi trừ các khoản chi phí chất đốt (trấu, mùn cưa), công xay bột bằng máy, 2 vợ chồng tui còn kiếm được gần 300.000 đ/ngày”.

Theo chị Anh, ngoài thu nhập từ lò bánh, nước vo gạo và bột thừa còn có thể tận dụng nuôi vài dăm ba con heo. Đó được xem là khoản tiền tích góp để lo những việc trọng đại trong gia đình.

Nhà nhà đỏ lửa

Không khí ở các làng nghề bánh tráng trong những ngày này đều “nóng” lên từ rất sớm. Mới 4 giờ sáng, các nhà lò đã sáng trưng ánh điện. Sau khi đun lửa để nấu sôi nồi bằng đồng chứa hơn 20 lít nước, chị Võ Thị Linh ở khu phố Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn) “liền tay” vớt 20 kg đã được ngâm trong nước từ đêm qua sang 1 chiếc thúng.

Vừa vốc từng rổ gạo đã mềm rệu rã, chị Linh vừa cho biết: “Mùa này phải dậy thật sớm để tráng được nhiều bánh. Nhà tui có 50 tấm vỉ, mỗi vỉ trải được 5 chiếc bánh. Đến 8 giờ sáng, lúc nắng vừa lên thì 50 tấm vỉ đã kín hết bánh. Sau khi mang những vỉ bánh ra phơi nắng, trong thời gian đợi bánh khô thì tui lo cho lũ heo ăn bữa sáng, dọn dẹp nhà cửa. Nếu nắng tốt, đến 10 giờ sáng là bánh khô. Mang những vỉ bánh khô vào lột, để lấy vỉ tiếp tục phơi bánh đợt 2. Bình thường tui chỉ tráng đến 1 giờ chiều là “xuống lò” (nghỉ), thế nhưng trong tháng Chạp thì tráng đến khi tắt nắng mới thôi. Tháng này bánh tráng “ăn” rất mạnh”.

Chị Chín Anh ở cùng làng phấn khởi cho biết thêm: “Bánh tráng tháng Chạp có bao nhiêu cũng không đủ bán. Những người mua sỉ thường mang tiền đặt cọc trước với các nhà lò để mua được bánh. So với ngày thường, bánh tráng tháng Chạp bán được cao hơn vài giá. Thu nhập trong 1 tháng Chạp gấp 3 - 4 những bình thường nên ai cũng ham làm”.

“Năm nay thứ gì cũng tăng giá chỉ có gạo vẫn đứng giá 8.500 đ/kg, nhờ đó dân làm bánh tráng kiếm được lãi khá. Bình thường, thu nhập bình quân của nghề bánh tráng từ 2,5 - 3 triệu đ/người/tháng, riêng vào tháng cuối năm có thể tăng gấp đôi, gấp ba”, chị Hai Nho, chủ lò bánh tráng ở An Ngãi, phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn), cho biết.

Bánh tráng tháng Chạp đắt như tôm tươi. Tất cả các chủng loại: bánh tráng mè (vừng) dùng để nướng, bánh tráng trơn (dùng để cuốn rau), bánh cuốn chả… đều được tiêu thụ rất mạnh. Bánh tráng nước dừa ở Tam Quan (Hoài Nhơn) cũng không chịu kém cạnh vì đây được xem là một món đặc sản của Bình Định thường được dùng làm quà biếu Tết.

Chị Nguyễn Thị Lạc, người chuyên mua buôn sỉ bánh tráng nói: “Bình thường tui mua bánh chỉ để bán cho các quán nhậu, hàng ăn ở TP Quy Nhơn mỗi ngày hơn 100 ràng (25 chiếc/ràng). Thế nhưng trong tháng Chạp, tui phải dạo xe máy đi hết nhà lò này đến nhà lò khác để mua gom cho được vài ba trăm ràng thì mới đủ bán cho các bạn hàng ở Tây Nguyên và miền Nam. Trời nắng thì không nói gì, nếu trời âm u, lượng bánh xuất lò ít thì phải giành giật từng ràng mới có mà bán”.

Chị Võ Thị Linh cho biết thêm: “Nếu năm nào mưa kéo dài, tụi tui không chịu thua, cứ tráng rồi đốt lửa sấy bánh. Bánh sấy không được dẻo, ngon như bánh trời nắng nhưng “bí” quá bạn hàng cũng mua. Làm bánh sấy phải tốn thêm khoản chi phí tiền củi, nhưng ít lời 1 chút còn hơn không tráng. Tháng này mà lò không nổi lửa thì kể như gia đình không có Tết”.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm