| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Đầu Trâu A1 và A2 cho lúa VietGAP

Thứ Sáu 12/09/2014 , 09:23 (GMT+7)

Trong số các tỉnh miền Nam, Tây Ninh là địa phương hưởng ứng phong trào cánh đồng mẫu lớn trên cây lúa sớm hơn cả. Vụ mùa 2008, Tây Ninh đã mở đầu mô hình liên kết 4 nhà.

Cty CP Phân bón Bình Điền tham gia vào mô hình với tư cách là một thành viên của 4 nhà, không những với vai trò cung cấp loại vật tư nhạy cảm nhất là phân bón cho chương trình mà còn có trách nhiệm hướng dẫn bà con nông dân cách sử dụng phân bón để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thoạt đầu để làm mẫu, vụ mùa 2008, mô hình chỉ mới bắt đầu thực hiện ở 2 xã Long Thuận và An Thạnh, huyện Bến Cầu, trên diện tích 160 ha, có 123 hộ cùng tham gia. Đến vụ HT 2009 mô hình này đã lan tỏa ra 3 huyện khác là Gò Dầu, Châu Thành và Trảng Bàng. Chỉ sau một vụ, mô hình đã lan ra 4 huyện với diện tích là 593 ha (tăng 370%).

09-58-55_du-tru-te-109-58-55_du-tru-te-2

Các chủng loại phân bón Đầu Trâu đã được huy động cho vụ HT và tiếp các vụ sau trên hàng ngàn ha, đã mang lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Từ đó mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Tây Ninh không ngừng mở rộng và phát triển. Phân bón Đầu Trâu vẫn tiếp tục được bà con hồ hởi đón nhận như một bảo đảm để có năng suất cao và ổn định cho đồng ruộng của họ.

Thừa hưởng thắng lợi của các năm trước, vụ ĐX năm 2013-2014, phân Đầu Trâu A1và A2 được dịp thay chân các chủng loại phân đàn anh, đàn chị để tham gia vào mô hình VietGAP, trên diện tích 2.660,8 ha. Mô hình này hoạt động với quy mô rộng, bao gồm 1.398 hộ nông dân của 12 xã thuộc 5 huyện trong tỉnh.

Trong mô hình, ngoài việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng phân bón, còn có các công ty khác tham gia như Cty CP BVTV An Giang, Cty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty Khử trùng Việt Nam, Cty CP Nông dược HAI và Cty TNHH Thương mại Nông Phát.

Vậy là Đầu Trâu A1 và A2 đã kế tục được vai trò của các chủng loại phân Đầu Trâu thế hệ trước để tham gia vào mô hình lúa VietGAP ở Tây Ninh. Những đóng góp này hoàn toàn phù hợp với kết quả trình diễn của 2 chủng loại phân này trên nhiều diện tích ở ĐBSCL.
Bón phân A1 và A2 rất tiện lợi vì mỗi vụ lúa chỉ sử dụng có 2 chủng loại phân, tránh sự nhầm lẫn mà có đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân đối nên bón cho đất nào cũng phù hợp.

Mục tiêu cơ bản của VietGAP là giúp nông dân hiểu biết và thực hành thành thạo các biện pháp kỹ thuật SX nông nghiệp tốt để có được khối lượng nông sản lớn, đồng đều, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các nước có yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau trên thế giới.

Vì vậy, việc tổ chức, quản lý mô hình trên diện rộng được phân công, theo dõi, hướng dẫn đồng bộ từ chọn giống, mật độ gieo sạ, kỹ thuật bón phân, thời điểm và kỹ thuật sử dụng thuốc, cách ghi chép sổ sách đều được phân công cụ thể.

Đánh giá tình hình thực hiện mô hình cho thấy: Mặc dù diện tích tham gia trong mô hình trải đều trên 5 huyện, 12 xã, tính chất đất cũng như địa hình rất phức tạp. Nhưng nông dân trong mô hình đã thực hiện giảm thiểu lượng gống gieo sạ. Phần lớn nông dân sạ với mật độ 100 - 120 kg/ha, một số ít sạ lượng giống 80 - 100 kg/ha. Trong lúc nông dân ngoài mô hình vẫn sạ mật độ cao, 150 - 175 kg/ha.

Về phòng trừ sâu bệnh, nông dân trong mô hình đã gảm thiểu số lần sử dụng thuốc hóa học cho ruộng lúa, bình quân 4,7 lần phun thuốc sâu và bệnh/vụ, trong lúc nông dân ngoài mô hình bình quân sử dụng 9,5 lần, cao hơn 4,8 lần. Về phân bón, bình quân trên 2.660,8 ha, nông dân chỉ sử dụng 79 kg N + 43 kg P205 và 45 kg K20/ha. Trong lúc nông dân ngoài mô hình sử dụng lượng 96,2 kg N + 49 kg P205 + 55,7 kg K20/ha.

So với nông dân trong mô hình, nông dân ngoài mô hình sử dụng cao hơn 17,2 kg N/ha, tương đương với 37 kg ure/ha, còn lân và kali thì bón cao hơn không đáng kể. Tuy nhiên do được huấn luyện và quản lý tốt nên nông dân trong mô hình đã tiết kiệm được vật tư bao gồm giống, phân bón, thuốc sâu bệnh và công lao động là 1.541.000 đ/ha.

Bên cạnh đó, năng suất lúa trong mô hình cao hơn so với đối chứng là 368 kg/ha, nếu tính cho 2.660,8 ha thì nông dân trong mô hình đã thu lợi được 979.174,4 kg thóc (979,1 tấn), tiết kiệm được 4.100.292.800 đ, tiền lời thu được hơn ruộng nông dân là 3.561.875 đ/ha, hay 94.785.678.400đ cả mô hình.

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).