| Hotline: 0983.970.780

Cha nằm liệt giường, con bị ung bướu

Thứ Sáu 16/06/2017 , 06:40 (GMT+7)

Chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Sáu (73 tuổi), trú tại tổ 23, Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Nhìn chồng bà Sáu là ông Lý Quốc (77 tuổi) với thân hình ốm yếu chỉ còn da bọc xương, chân tay co quắp, mắt mờ, nói không được, nằm liệt gường hơn 2 năm nay và đứa con trai là anh Lý Văn Dũng (47 tuổi) đang nằm sốt bệnh, đau nhức khi bướu cổ đang hoành hành, khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

16-47-21_3_nh_ly_vn_dung_bi_ung_buou_co
Anh Lý Văn Dũng bị bướu cổ

Bà Sáu không cầm được nước mắt cho biết: Cách đây 2 năm, chồng tôi vẫn khỏe mạnh bình thường như bao người khác nhưng bỗng nhiên đau đầu, sức khỏe yếu dần. Tôi xót lòng đưa chồng tôi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để khám chữa trị, bác sĩ cho biết chồng tôi bị khô não phải điều trị lâu dài. Vì kinh tế gia đình rất khó khăn, tiền bạc không có nên tôi đành đưa chồng về nhà điều trị tạm thời. Từ đó, bệnh chồng tôi càng nặng hơn và nằm liệt một chỗ cho đến nay.

Tiếp đến, vào tháng 2/2017, con trai tôi lại bị ung bướu cổ, mắt bên trái từ từ bị lộ ra, tôi buồn quá, thắt bụng đi vay mượn bà con, xóm làng gần 10 triệu đồng để đưa con đến Bệnh viện Đà Nẵng khám chữa trị. Số tiền vay mượn cũng cạn kiệt, tôi lại đưa con về nhà uống thuốc nam tạm thời. Thuốc nam này là do nhiều người có tấm lòng tốt đi hái đem về cho con tôi uống".

Được biết, mỗi ngày chi phí tiền ăn, tiền thuốc cho ông Quốc và anh Dũng gần 200 ngàn đồng nhưng bà Sáu già cả chẳng làm gì ra tiền ngoài số tiền thu nhập cho thuê phía trước căn nhà được 2 triệu/tháng. Đã vậy, bà Sáu còn mang nhiều chứng bệnh: đau cột sống, huyết áp cao, chân đi yếu ớt… Con cái bà Sáu đều lập gia đình nhưng kinh tế vẫn còn nghèo khổ không có khả năng giúp bà Sáu được gì. Hiện nay, gia đình bà Sáu đang lâm vào cảnh bế tắc, không biết xoay xở ra sao. Bà Sáu chỉ mong sao có tiền để đưa anh Dũng vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) khám chữa bệnh và chăm lo bệnh cho chồng.

16-47-21_1_ong_ly_quoc_nm_liet_giuong
Ông Lý Văn Quốc nằm liệt giường

Gia đình bà Nguyễn Thị Sáu rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cơ quan, hội từ thiện… và qúy bạn đọc gần xa để gia đình bà có tiền chữa bệnh cho chồng, cho con.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Nguyễn Thị Sáu, tổ 23, Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP. Cần Thơ, ĐT: 07103.895431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm