| Hotline: 0983.970.780

Cháu cứ "cố thủ" đừng sinh thêm

Thứ Tư 21/08/2013 , 10:22 (GMT+7)

Nếu cháu ngán sinh và thêm con thì cháu “cố thủ”, chồng “tấn công” mà được à? Mong cháu suy nghĩ, cân nhắc, đối thoại và sáng suốt.

Cô kính mến!

Cháu năm nay 40 tuổi, chồng cháu hơn cháu 1 tuổi. Cháu là người HP, theo bố mẹ  vào Nam từ sớm, vì vậy chồng cháu là người miền Nam. Chúng cháu đều có công việc, hiện sống với bố mẹ cháu. Nói để cô biết cháu không phải làm dâu, bởi má chồng (góa sớm) của cháu đang chờ đi đoàn tụ gia đình với chị chồng cháu bên Mỹ.

Cháu thuộc loại hiếm muộn con một cách khổ sở  cô ơi. Chúng cháu cưới nhau năm cháu 25 tuổi, mấy năm đầu dùng biện pháp kế hoạch để mong có  một chỗ ở ổn định đã.

Nhưng công việc của chồng cháu không thuận lợi, mẹ góa con côi nên má anh cũng không giúp đỡ được gì, toàn ở nhà thuê vì lúc nào cũng trong tình trạng đi theo con gái bảo lãnh. Không biết có phải vì bức xúc với chuyện nhà cửa mà vợ chồng cháu sau này không kế hoạch gì cả vẫn không mang bầu được.

Trước tình cảnh ấy, bố mẹ cháu bảo chúng cháu về sống với ông bà. Chủ yếu là  để mẹ cháu chăm sóc cháu, đi đông y, ăn những thức ăn có lợi cho thai nghén và cả vời thầy phong thủy đến nữa. Không biết có phải nhờ tất cả những thứ đó không mà năm 35 tuổi cháu mang thai. Một đứa con trai ra đời trong sự mừng rỡ của mọi người.

Con muộn sinh mổ, sữa ít, phải nuôi hầu như  bằng sữa ngoại hết, bố mẹ cháu bù chì  cho cháu rất nhiều. Lại phải mướn người giúp việc cho mẹ cháu đỡ vất. Cháu nghĩ một đứa con là đủ nhưng chồng cháu không nghĩ vậy. Anh ấy rất cưng con và đang muốn nhân đà sinh thêm lần nữa.

Vấn đề ở đây là chỗ ở và kinh tế. Anh là con trai một, sớm muộn gì  cũng được chị bảo lãnh đi nếu chế độ nhập cư bên ấy không thay đổi. Nhưng lâu dài chúng cháu vẫn phải ở nhờ bố mẹ cháu, sinh thêm thì nặng gánh thêm. Và còn tiền bạc cũng là một mối lo nữa.

Mẹ anh nói, khi bà đi được thì thay vì tiền chị gái anh cung cho bà hàng tháng thuê nhà và sinh hoạt, bà sẽ nói chị gửi tiền đó về giúp chúng cháu. Trong chuyện đẻ thêm này, mẹ chồng cháu cũng đứng về phía anh ấy.

Cháu thấy khó nghĩ quá cô ơi.

Cô giữ kín email giúp cháu.

Cháu thân mến!

Một gia đình như gia đình chồng cháu cũng là đặc trưng của đất và người phía Nam khi xét bằng yếu tố lịch sử. Nhà người ta bị xé lẻ do di tản bằng vượt biên hoặc diện HO, hoặc đi du học rồi ở lại…

Rất nhiều người sống lâu dài với nhà thuê, vì xếp hàng chờ người thân bảo lãnh đi. Nó không giống với toan tính hay thói quen của người miền ngoài là sống chết gì cũng một cái nhà của mình để ở cái đã.

Cháu không đến nỗi mắc kẹt giữa hai bên nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng của cháu. Cụ thể là gì chắc cháu hiểu hơn ai hết: Chồng mình nhờ vả bố mẹ vợ nhiều quá, con muộn nên cuộc sống kém tươi (cha mẹ già mà con nhỏ), rồi cái đà thu nhập kém thế này, sẽ không biết bao giờ mới hết cảnh “chó nằm gầm chạn”.

Rất hay là cuối cùng chúng cháu cũng có được một đứa con. Lại là một đứa con trai cho nhà nội nữa chứ. Trai gái không quan trọng, đó là cách nói mà thôi, cô vẫn thấy mọi gã đàn ông đều muốn cầm chắc con trai cái đã.

Nếu chỉ có ba người thì việc nhờ vả bố mẹ cháu không quá phải băn khoăn. Nội ngoại gì ai có điều kiện thì ra tay giúp con thôi mà.

Nhưng ham một suất đẻ nữa là lại trở về với u mê, lấy được, thậm chí ích kỷ. Cháu  đã 40, kinh tế eo hẹp, nhà cửa mơ hồ, nghĩ  cho kỹ thì mọi lối, lối nào cũng hẹp cả.

Sao người ta có thể ham sinh đẻ thế không biết. Cô đã thấy nhiều người cố đẻ, lần thứ hai sinh đôi, thấy mà ngất luôn. Hai lần đẻ muộn ba đứa con, đời mình ngắn mà đời nó quá dài, mình bảo bọc sao đây?

Tin vào hứa hẹn chi viện của má chồng, người Bắc mình gọi là “đếm cua trong lỗ”. Bà đi là xa thêm, chị gái lo cho mẹ là tốt rồi, hy vọng gì chị lo tới mình nữa. Nếu cháu ngán sinh và thêm con thì cháu “cố thủ”, chồng “tấn công” mà được à?

Mong cháu suy nghĩ, cân nhắc, đối thoại và sáng suốt.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm