| Hotline: 0983.970.780

Cứ đam mê và kiên quyết thì đố ba mẹ ngăn cản được

Thứ Sáu 05/12/2014 , 09:13 (GMT+7)

Ở ta, ưu tiên kiếm sống đã giết chết bao nhiêu là hoài bão. Cháu lành mạnh, lương thiện và tử tế với mỗi ước mơ chính đáng ấy thôi mà, ai trách cứ, ngăn cấm và chà đạp được?

Tình cờ lướt mạng, cháu tìm thấy NNVN online và thích ngay chuyên mục của cô. Cháu có một việc rất cần tư vấn của cô.

Năm nay cháu học lớp 12, gia đình sống ở thị xã của một tỉnh cách xa TP. HCM. Cháu chưa vướng vào yêu đâu cô, cô đừng vội nghĩ chắc cô nàng sẽ bắt nghe trình bày về chuyện yêu đương.

Thú thật cháu đã biết rung cảm từ năm lớp 9, nhưng tình cảm mới lớn thoáng qua, lên cấp III là hết, nhiều lúc nghĩ sao mình tức cười quá vậy. Có các anh lớp trên thích cháu, cháu cũng có thấy hay hay vậy thôi, không sâu sắc với ai. Có lẽ do cháu quan niệm, người yêu của cháu phải hơn cháu nhiều mặt, cả tuổi tác nữa.

Cháu học giỏi văn, khá các môn ngoài khoa học tự nhiên, dốt toán lý hóa. Vậy mà ba mẹ cứ không hiểu, làm người sao giỏi toàn diện đúng không cô? Nhưng cháu đặc biệt say mê môn nhạc họa, thầy và cô của hai môn này quý cháu nhất trường.

Cháu cũng có năng khiếu ca hát, diễn kịch. Cháu hay đầu têu các bạn diễn trò, cháu hay được ban giám hiệu chỉ định bắt giọng đồng ca trong những dịp lễ, hay được phân công kèm các tiết mục ca múa hát của các bạn trong lớp.

Như vậy là cháu có năng khiếu văn nghệ phải không cô? Vậy thì làm sao cháu đi thi sư phạm hay tin học cho được. Ba cháu định hướng cho cháu hai nghề đó, còn mẹ thì lung lay. Mẹ biết cháu say mê văn học nghệ thuật, mẹ muốn cháu chọn nghề truyền thông, hay nghề gì gắn với hội họa, âm nhạc, đại loại như vậy.

Hai anh trai cháu đều theo nghiệp ba đi kế toán, ngân hàng. Không biết cháu nhận từ ai mà dốt toán, sợ lý hóa, chỉ thích đọc sách, nghêu ngao hát ca và mê phim trên truyền hình cáp.

Theo cô, cháu nên đăng ký thi ngành gì? Trước hết, cháu phải thuyết phục ba cháu ra sao? Liệu cháu có thành công không cô? Và để thành công thì cháu phải phấn đấu ra sao?

Rất mong cô chú ý thư của cháu.

------------------

Cháu thân mến!

Cháu đã cận kề một bước ngoặt quan trọng đầu tiên của đời người: Chọn con đường để chuẩn bị vào đời. Vì sao cô gọi thời điểm rời ghế trung học để đi thi đại học là bước ngoặt đầu tiên? Là vì sẽ có bước ngoặt thứ hai cũng vô cùng quan trọng là một công việc gì đó để tự lập. Rồi sẽ có bước ngoặt thứ ba là hôn nhân, có chồng có vợ.

Với bước ngoặt đầu tiên này con người lâng châng, loay hoay lắm lắm. Làm sao mình là chính mình ngay khi chọn ngành chọn nghề? Ở các nước văn minh, người ta đã được tự do định hướng ngay từ thời niên thiếu. Ai có thiên tư và đam mê gì cứ việc. Khao khát nào cũng đưa đến thành công nếu mình có chí.

Ở ta, ưu tiên kiếm sống đã giết chết bao nhiêu là hoài bão. Ba và anh theo kế toán và ngân hàng, thong dong quá đi. Nhưng cháu thì có thể thừa hưởng gen lặn của ai đó trong gia tộc mà giỏi văn thơ, hội họa, âm nhạc và cả khiếu diễn kịch nữa. Quá hay nếu cháu đang sống ở nước văn minh, tài năng bao giờ cũng hiếm, vì vậy mà hay được quý trọng.

Dốt toán, sợ lý hóa thì không đi khối A và B được rồi. Cháu chọn C hay D, và môn ngoại ngữ của cháu thế nào? Có mấy lối đi cho một người có năng khiếu văn nghệ, chắc cháu đã biết và có suy nghĩ, có nung nấu.

Thứ nhất đi sư phạm văn, hoặc sư phạm nhạc hay họa. Thứ nữa, đi hội họa, trường mỹ thuật, bây giờ họa sĩ, nhất là họa sĩ công nghiệp đắt hàng vô cùng. Thứ nữa, đi thi báo chí và tuyên truyền. Thứ nữa nữa, đầu quân cho các trường nghệ thuật ở SG, cao đẳng sân khấu, hay nhạc viện… Nói chung cháu phải xác định cháu sống chết với chữ nghĩa thì đi học nghề báo, ra làm chân phóng viên hay biên tập cho báo, tạp chí, hoặc nhà xuất bản. Nếu cháu hát hay múa giỏi thì khăn gói lên SG và thử sức ở các lò đào tạo nghệ sĩ.

Sư phạm thì lành, báo chí cần xông xáo, nghệ sĩ học nghề là bơi trong va đập. Nhưng thuyền lớn sóng lớn, không sao, được sống cho tài năng và sở thích thì thử thách càng cao, rồi thì sẽ sáng lên, có tên tuổi và lung linh như cánh diều. Không sợ gì cả.

Nếu cháu cứ đam mê và kiên quyết thì đố ba mẹ ngăn cản được. Cháu lành mạnh, lương thiện và tử tế với mỗi ước mơ chính đáng ấy thôi mà, ai trách cứ, ngăn cấm và chà đạp được?

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm