| Hotline: 0983.970.780

Đàn bà lắm nỗi ngậm ngùi

Chủ Nhật 16/07/2017 , 09:22 (GMT+7)

Vốn lãng mạn nên Tú chỉ chấp nhận và yêu những anh chàng lãng tử, sống theo kiểu bất cần đời, không màng vật chất, tiền bạc. Chàng thi sĩ Thanh là một người như thế.

Không phải quà cáp hay tiền bạc mà là những vần thơ hoa lá cành đi mây về gió của Thanh đã đốn gục trái tim của Tú, khiến nàng lao vào chàng như một con thiêu thân.

09-56-47_trng_10
Ảnh minh họa

Đến khi cưới nhau rồi, hàng núi những lo toan trong cuộc sống vợ chồng đều đổ lên vai Tú. Còn Thanh vẫn là chàng thi sĩ mộng mơ, suốt ngày cứ tung tăng đây đó với bạn nhậu để làm thơ, gảy đàn.

Con cái ra đời kèm theo biết bao nỗi lo tiền bạc. Trong khi Tú, không chỉ phải xoay như chong chóng với bỉm sữa tã lót, còn phải lao vào kiếm tiền lo cho gia đình, thì Thanh vẫn ung dung ra vào với thơ thẩn, bàng quang như người ngoài cuộc. Quá chán nản với anh chồng vô tích sự, khi con tròn một tuổi, Tú quyết định ly hôn. Thanh bình thản xách đàn ra khỏi nhà, sau khi mắng Tú là người ham mê vật chất.

Thời gian đầu sau ly hôn, tuy vất vả nhưng Tú vẫn thấy dễ thở hơn nhiều bởi chỉ còn phải lo cho cô và con chứ không phải cả chồng như trước. Thấy vậy, bạn bè, người thân đều mừng vì cô đã được thoát khỏi một anh chồng ăn bám. Họ nghĩ Tú sẽ rút kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân của mình để khi sang đò lần 2 sẽ không phạm phải sai lầm cũ. Chính Tú cũng khăng khăng: “Mình sẽ ở vậy nuôi con! Một lần lấy chồng là tởn tới già!”.

Nhưng chỉ nói vậy thôi chứ Tú còn trẻ, lại thích mơ mộng nên chỉ sau vài năm, nàng bắt đầu một tình yêu mới. Đó là một chàng họa sĩ đã li dị vợ và có một đứa con trai. Giọng nói ngọt ngào của anh ta khi thủ thỉ bên tai Tú một viễn cảnh tuyệt đẹp về một túp lều tranh và 4 trái tim vàng đã khiến cô lao vào anh ta, bất chấp mọi lời can ngăn. Hơn thế, Tú tin là sau đổ vỡ, cũng như cô, chàng họa sĩ sẽ đem hết sức lực để vun đắp cho cuộc hôn nhân lần 2. Cô không hề biết rằng, lý do anh ta bị vợ bỏ cũng là lười biếng và vô trách nhiệm. Thế là, một lần nữa, mình Tú xông pha giữa trường đời để lo kinh tế cho cả con mình, con người và anh chồng mới. Mình làm mình chịu, Tú chẳng thể than vãn với ai. Nghe bạn bè trách móc, cô cười buồn: “Cái số mình nó thế!”.

Là chị cả trong gia đình nên ngay từ nhỏ, Thu Hà đã phải thay mẹ trông coi một đàn em lít nhít. Chính vì vậy, đến tuổi lấy chồng, Hà chọn Minh, một “cậu bé” tuy to xác nhưng yếu đuối đến nhu nhược. Thế là, như bạn bè hay trêu, Hà tiếp tục làm chị, nhưng không phải là chị của đàn em lít nhít ngày xưa mà là của chồng. Là đứa con cầu tự nên từ nhỏ Minh đã được úm quá kỹ. Tuy cao lớn nhưng sức khỏe của Minh không tốt. Ở cơ quan, Minh là một nhân viên văn phòng thụ động. Về nhà, anh cũng chỉ việc ăn ngủ nghỉ. Tất tần tật mọi việc trong nhà, từ nội trợ chợ búa đến lắp bóng đèn điện, sửa vòi nước hư… đều do Hà đảm nhận. Thậm chí, mỗi sáng ra, Hà còn phải chuẩn bị sẵn quần áo, dắt xe cho chồng đi làm vì Minh quen được mẹ lo khi còn ở nhà. Thấy Hà quá vất vả, hàng xóm khuyên cô nên chia sẽ bớt với chồng. Hà cười: “Ông xã chẳng biết làm gì cả. Đụng đâu hư đấy, mình không yên tâm!”.

Nếu cứ sống như thế thì có khổ Hà cũng chấp nhận. Nhưng sự can thiệp ráo riết của bố mẹ chồng khiến Hà càng ngày càng khó chịu. Bất cứ việc gì cô làm cũng bị ông bà chê bai. Cô nấu món gì họ cũng không hài lòng. Họ thường xuyên than phiền, trách cô không biết chăm sóc chồng chu đáo… “Tức nước vỡ bờ”. Sau 2 năm làm “chị”, Hà quyết định trả chồng về lại cho bố mẹ anh ta.

Tưởng rằng lấy chồng lần 2, Hà sẽ “sáng mắt ra”. Không phải. Cô vẫn bị “hút” bởi một “cậu bé” kém vợ 3 tuổi. Anh chàng này thân thể khỏe mạnh, sức vóc vạm vỡ. Chỉ phải cái ham chơi chứ không ham làm. Cái bằng đại học dân lập của anh ta khó xin việc đã đành. Mà nếu có việc, anh ta cũng chỉ làm vài bữa rồi chê công việc vất vả, lương ít… Thế là thất nghiệp dài dài. Hà vừa phải tất tả kiếm tiền lo cho gia đình, vừa phải còng lưng lo việc nhà, cơm bưng nước rót cho “phi công”. Còn chàng hết lang thang chơi bời lại về nhà lướt web, chơi Game, hay nằm khểnh chờ cơm.

Dù rất chán nản, nhưng cả Tú và Hà đều không muốn ly hôn lần 2 bởi các cô sợ người đời đàm tiếu việc hai lần bỏ chồng.

(Kiến thức gia đình số 27)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm