| Hotline: 0983.970.780

Đàn bà như vợ em thì hiểu biết không bằng chồng...

Thứ Sáu 22/04/2016 , 08:10 (GMT+7)

Vợ chồng em đã vào tuổi tri thiên mệnh, chuyện khó nói không phải tiền nong, quan hệ vợ chồng ở tuổi xế hay bệnh tật gì. Vậy thì là chuyện gì, phải không chị?

Chị Dạ Hương kính!

Trước kia vợ chồng em sống ở ven thị trấn quê em, chồng đi làm, vợ ở nhà buôn bán. Đất hương hỏa rộng, nhà thờ gia tộc cũng rộng nhưng em có hai cô em gái lỡ thì, đều là giáo viên. Không lập gia đình nên chúng cũng ở chung với vợ chồng em trong nhà lưu niệm đó. Tuổi tác mọi người càng cao thì tính tình càng khó chịu đựng nhau. Em quyết định lui ra, để lại tất cả cho các em.

Em về hưu sớm, vợ chồng chỉ có hai đứa con nhưng đều học đại học và làm việc ở thị xã cả, vì vậy em vui vẻ về bên vợ ở cách thị trấn của em 30 cây số nữa. Ở đây ruộng nhiều, có vườn thổ cư của ba má vợ chia cho, hoàn nông em cũng ngại nhưng dần rồi cũng thích.

Phải công nhận em có tay làm nông. Mấy năm qua vợ chồng em mua thêm được một hec-ta đất ruộng nữa nhưng xây nhà xong vẫn còn mang nợ. Vợ chồng bắt đầu lục đục từ số nợ nầy. Em nghĩ khác vợ, mua thêm đất để trả nợ, có thêm bất động sản để vay mượn ngân hàng. Nhưng vợ em thì cứ điệp khúc “liệu cơm gắp mắm” làm em hay mỏi mệt, nhụt chí.

Nhưng lúa vụ ba thì mấy năm trước gặp lũ, mất trắng, năm nay lại khô hạn không canh tác được. Vợ em được thế trách cứ em phiêu lưu, nợ nhà chưa xong lại để tiền mua thêm đất! Bắt đầu bài ca bên anh khó sống, bên em dễ chịu, bên anh đẽo gọt, bên em bù chì. Về đây vợ em không bán buôn được phải làm ruộng nên khổ cực hơn, cô ấy oán em nhiều lắm.

Bỗng dưng từ Tết đến nay kêu chán chường, muốn đường ai nấy đi, quê ai nấy ở. Chị thấy có vô lý không? Em đâu có lỗi gì trong chuyện để nhà đất hương hỏa lại cho các em gái, vợ em thì bảo con trai mà thua thiệt, con gái thì thờ phụng gì mà giao hết cho chúng nó?

Cứ lải nhải kêu than, trách móc, bên nọ bên kia hoài em cũng bắt đầu chán đây chị. Em thấy như mình ăn bám nhà vợ vậy, em làm đầu tắt mặt tối mà còn bị coi thường sao? Hay là em lên thị xã với các con, nhà trọ, việc tự do, em giải phóng mình và cũng cho vợ chồng có thời gian xa ra thử coi sao?

------------------

Em thân mến!

Thời buổi thật bấp bênh. Như em đó, đang đi làm, phải về hưu sớm để tính chuyện bắt đầu một quãng đời hoàn nông. Chắc em cũng đâu có hình dung về già mà em bị “bắn” về bên vợ để ôm đất làm anh nông dân cô đơn với bi kịch của mình, đúng không?

Nghe em mô tả, chị biết em hứng khởi với ruộng lúa chứ. Ai người Việt đều có máu nông dân trong người, thích điền viên, bờ xôi ruộng mật. Nếu không vụ lúa đông xuân khô hạn thất bát, chắc vợ em đã vui rồi. Đàn bà nông dân hay là tiểu thương như vợ em đều mở cờ với món lợi thấy ngay, ngược lại, nếu thất bại, họ suy sụp hẳn và dễ đổ thừa lắm đó.

Chị tin em còn trẻ, còn nóng hổi với ruộng đồng, còn dự tính cho nhà cửa, vườn cây, năng suất… Nên xem vợ mình dỗi hay có ý coi thường em thực sự? Nên đối thoại với vợ rằng, việc họ của nhà anh không liên quan đến nợ nần, vụ đông xuân, hạn và lũ. Về với quê vợ cũng là để giải thoát cho vợ em khỏi cảnh làm chị dâu hai cô em chồng sẽ mãi mãi là hai bà cô khó tính.

Việc xây nhà là đương nhiên nợ, ai cũng vậy, xây nhà thường phải mang nợ ít hay nhiều mà thôi. Nợ nhưng xây được nhà và mua được ruộng, nợ không do ăn chơi, chồng vợ đều ngoan và giỏi lo chi?

Đàn bà như vợ em thì hiểu biết không bằng chồng, cái nhìn hẹp và có thể được thế bên mình nên có ỷ thế tí chút, em đừng quá mẫn cảm và để bụng. Thời buổi khó khăn, nên dỗ dành nhau nhiều hơn, ngọt nhạt vượt qua. Con rồi sẽ có vợ, sẽ bắt đầu một chặng chạy đua gian nan mới và cũng là niềm vui mới khi con cái tới bến tới bờ. Em đừng bỏ lên thành mà vợ nó oán, đàn bà nói vậy chứ không phải vậy, nhớ nghe.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm