| Hotline: 0983.970.780

Đắn đo đi hay ở

Thứ Sáu 31/05/2013 , 11:04 (GMT+7)

Đã đến lúc cháu phải chọn lựa đi hay ở. Trong chuyện này ba cháu có ý muốn cháu ở lại, nhưng mẹ cháu thì ra tối hậu thư, không sang thì không mẹ con gì nữa.

Ảnh minh họa
Cô kính mến!

Cháu 28 tuổi, với một công việc tương đối ổn định ở một thành phố miền Trung. Gia tộc cháu được tiếng là nhiều người học hành thành đạt, từng có công dựng trường học ở thị xã này. Biến động xã hội khiến nhiều gia đình bị đảo lộn, trong đó gia tộc của cháu cũng không tránh khỏi. Hai bác của cháu di tản, đều an toàn và thành công, cả hai đều là tiến sĩ ở bên ấy. Ba cháu còn có 3 em gái thì hai cô cũng đã đi theo diện bảo lãnh của anh trai.

Sở dĩ ba cháu chần chứ trong việc đi hay ở là vì mồ mả tổ tiên không người chăm sóc. Một dòng họ như nhà cháu thì nhiều mồ to mả đẹp. Phần vì ông nội già yếu, ông không muốn đi với mấy bác rồi chết ở xứ người ta. Ông mất năm 2000, mấy năm sau mãn tang bà nội mới chịu đi. Nhưng hiện nay thì bà lại muốn đi đi về về và một lúc nào đó thì cũng ở lại quê để nằm bên cạnh ông.

Hai bác hối thúc quá, cuối cùng ba mẹ cháu cũng đi, việc bảo lãnh người thân được bảo lưu 15 năm mà cô. Em gái cháu cũng được đi theo để tương lai của nó thênh thang hơn ở trong nước. Nhưng sang đó thì ai cũng phải kiếm sống, anh em chỉ giúp nhau lúc đầu mà thôi. Mẹ cháu phải đi học tiếng, học lái xe rồi đi bán cho siêu thị của người Việt. Ba cháu thì hội nhập khó khăn hơn, vì ông ưu tư hơn.

Đã đến lúc cháu phải trả lời cho các bác sự lựa chọn của mình. Trong chuyện này ba cháu có ý muốn cháu ở lại để bà nội về còn có người, lâu dài còn có trụ cột để mồ mả tổ tiên không lạnh lẽo. Ba còn nói, nữa già ba cũng như ông nội, chết ở quê. Nhưng mẹ cháu thì ra tối hậu thư, không sang thì không mẹ con gì nữa. Với lại bên vợ cháu luôn muốn đi, một đi hai đi. Công việc của cháu bảo đảm thu nhập, cháu đã có bằng thạc sĩ, kém cạnh gì ai. Vợ cháu cũng đã thi đỗ công chức, thu nhập đủ cho cô ấy. Chúng cháu có đứa con trai 2 tuổi, bà cố rất quý.

Đi để có vận hội cho các thành viên của mình. Còn có thể giúp bên vợ nữa. Nhưng cô út còn đây, bà nội đã yếu nhiều, không chắc gì đi sang bên ấy được nữa. Và mồ mả gia tiên, cháu thấy đau lòng vì kéo nhau đi hết, đi dễ nhưng về thì sẽ lạc lõng, đâu phải có tiền là giải quyết được vấn đề tinh thần của mình. Cháu thấy khó xử và muốn nghe ý kiến một người, đó là cô.

Giữ kín e-mail cho cháu

Cháu trai thương!

Quả là một hậu chiến biển dâu, ly tán. Biết bao người đi, kẻ vô bụng cá, kẻ bị những vết thương tâm hồn vì hải tặc, vì những chuyện không thể quên trong trại tị nạn, không biết bao nhiêu cô đơn và nước mắt. Nhưng nhờ xã hội người ta có nhiều cơ hội cho dân nhập cư, rồi ai cũng có cuộc sống mới.

Hai bác có lý mà ba của cháu cũng không phải vô lý. Mỗi người một quan niệm, mỗi người một thể chất và mỗi người một chính kiến với các định thể nữa. Hai bác là người hăm hở, lấy sở học để làm nên giá trị. Còn ba cháu, có thể ông thích điền viên, cúng giỗ, tổ tiên, ban thờ…Vì ông không nhìn thấy văn hóa truyền thống ấy ở con của hai anh trai, một thế hệ tiếng Việt còn không chắc nên ông rất muốn cháu thay thế mà không nói trắng ra. Nói ra thì vợ giận, bên vợ của con trai không khen, con dâu hậm hực vì số đông ấy muốn miền đất hứa.

Ở đâu rồi cũng phải làm cật lực mới có ăn. Và cũng có những gánh nặng tinh thần của mình. Ở bên ấy giờ cũng khủng hoảng, người thất nghiệp đông lên, dân bản địa còn khó khăn, mình dân đến muộn, sao không khó được? Dĩ nhiên mình giỏi thì khó sẽ qua, mình cũng đến bến đến bờ. Nhưng vợ đi là theo cháu, cháu cần cân nhắc kỹ bởi mình còn “cái đuôi” là ba mẹ vợ nữa. Hiện tại bà nội còn đó, cô út còn đó, phải chăm, phải an ủi cho bà đại thọ. Tương lai gần thì là việc bà trăm tuổi, tang tế, mồ mả, ba của cháu còn về và có cháu để ở lại lâu. Hàng thập kỷ nữa cho những việc đó, hãy nói với mẹ thế để đừng có chiến tranh với ba. Mươi năm để cháu củng cố hiện tại của mình, vợ yên tâm đừng có bóc xóc, học tiếng Anh, học lái xe cho vững đi. Rồi ba về, cháu đưa con đi rồi cháu lại về với tuổi già của ba. Nói chung phải sáng suốt và phải mềm dẻo để vui vẻ mọi bề.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm