| Hotline: 0983.970.780

Đừng vội bỏ cuộc

Thứ Sáu 10/01/2014 , 11:43 (GMT+7)

Đừng bỏ cuộc mà oan uổng cháu nhá. Mong cháu bình tâm, cắn răng, cố gắng, một năm sẽ qua vèo, không có gì nghiêm trọng cả nếu ba mẹ cháu hứa sẽ chu cấp cho cháu tiền học và ở, như cũ.

Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu là sinh viên cao đẳng năm thứ hai. Hai năm sống xa nhà, ở trọ, đi bộ, tự làm thêm để trang trải tiền xài, cháu còn phải nhờ ba mẹ tiền học phí và tiền nhà trọ. Cháu tự thấy mình vậy là đã cố gắng nhiều, ngoan ngoãn, có hiếu.

Nhưng cháu vẫn thấy rất buồn và tuyệt vọng. Hai năm nay ba mẹ cháu bỏ đất làm ruộng ở miền Tây để lên cao nguyên làm mướn cho người trồng rau. Công việc nặng nhọc vì ba cháu phải tưới cây, ôm bình xịt thuốc, mẹ phải hái dâu, nấu cơm, giặt giũ như người ở cho nhà chủ.

Cháu thấy việc học của mình chưa chắc đem lại lợi ích gì cho ba mẹ mà hiện thời là gánh nặng quá sức. Cháu còn hai đứa em trai nhỏ ở quê, phải nhờ bà ngoại chăm sóc. Tiền làm công ba mẹ cháu nuôi cháu, còn phải gởi về quê cho ngoại nuôi hai em cháu. Càng ngày cháu càng thấy mờ mịt, nặng nề, chán nản cô ơi.

Một lần lên chỗ ba mẹ làm mướn cùng với ngoại, cháu chứng kiến ngoại trách mắng ba cháu thậm tệ. Vì ba cháu ở rể, ngoại góa bụa, ngoại giỏi giang mà cũng khó tính nữa. Cháu rất buồn, cháu thương ba thương mẹ mà cũng thương ngoại vì chị em cháu mà ngoại già vẫn còn cực.

Còn một năm nữa, cháu tính nghỉ học để về với ngoại làm ruộng nuôi em. Vả lại, học nữa cũng sẽ không biết xin việc ở đâu, nhà nghèo không có thế cũng không có tiền.

Cháu bối rối quá. Mong cô giúp cháu lời khuyên.

Cô đừng in địa chỉ mail của cháu.

Cháu thân mến!

Con đường đại học hay cao đẳng là giấc mơ lành mạnh của mọi nam nữ thanh niên thời nay. Đâu phải vì một tấm bằng, đành rằng có tấm bằng là để lập thân, xin việc, kiếm sống cho nó khỏi phải cả đời với những việc cu li, cơ bắp.

Học là để con người ra con người, xa ra phần tối tăm, cấp thấp. Ngày xưa khác, như bà ngoại cháu chẳng hạn, ít học do chiến tranh, hay như ba mẹ cháu, thất học do nông thôn cách bức, tiền nong khó khăn, mặt bằng chung thường là như vậy. Bây giờ sự học cũng đa dạng lên, học tại chức, học từ xa, học từ Internet…Thời đại khác, con người cũng khác và quan niệm về học cũng đã khác nhiều.

Cô hình dung được ba mẹ cháu ở chỗ lạnh, cắn răng xa con để làm lụng nuôi cháu lấy xong tấm bằng. Chắc chắn là mọi thứ đang cần tập trung cho cháu. Việc ngoại nặng lời với ba chắc không phải đây là lần đầu, cảnh ở rể, bỏ ruộng, bỏ quê, bà nuôi cháu ngoại nhỏ, bà bực và thế là “trăm dâu đổ đầu tằm”.

Mẹ cháu chắc xót chồng, bế tắc nên mẹ và bà thành ra nặng nề. Không sao đâu, va chạm là thường, thời buổi này giữa những con người với nhau, va chạm chan chát ấy chứ. Hãy tập làm quen và đừng cầu toàn.

Chỉ còn 1 năm nữa là cháu kết thúc. Môi trường đã quen, công việc làm thêm cũng có thể nhiều lên, cố gắng cháu ơi. Biết đâu sau đó cháu phải quay về với ngoại, chờ việc và lại đi ruộng, lo cho em. Như cô nói, lúc ấy, cháu làm ruộng cũng với tâm thế khác, cung cách khác, giấc mơ thay đổi cuộc đời cũng sẽ có cơ sở hơn.

Đừng bỏ cuộc mà oan uổng cháu nhá. Mong cháu bình tâm, cắn răng, cố gắng, một năm sẽ qua vèo, không có gì nghiêm trọng cả nếu ba mẹ cháu hứa sẽ chu cấp cho cháu tiền học và ở, như cũ.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm