| Hotline: 0983.970.780

Đừng xem thường, đừng cho là vợ (hoặc chồng) chỉ có thế, lầm to!

Thứ Hai 02/10/2017 , 06:41 (GMT+7)

Tuổi bắt đầu xế là đàn ông sống ở ngoài đường nhiều hơn chăng? Công việc hay là…? Phức tạp cô nhỉ? Thế đàn bà có phức tạp không, hay trong cái vẻ bình lặng ấy cũng khát khao nọ kia...

Cô kính mến!

Một lá thư ngắn gọn về một vấn đề thôi cô. Để tham khảo xem việc tế nhị này cô nói có khác những người đàn ông bọn cháu hay bông phèng một cách nghiêm túc với nhau không.

Bọn cháu hay truyền nhau câu này không biết của ai, hình như của giới nhà văn thì phải “Vợ người ta đẹp còn vợ mình thì tử tế”. Chí lý, đúng không cô? Thế thì có bi kịch không cô, khi mà vợ mình quá nền nã, tử tế? Chậc, ai chẳng muốn một người vợ với hai phẩm chất quý hơn vàng kia nhưng sao cánh đàn ông còn nhìn và thèm muốn vợ người?

Như cháu đây, vợ đẹp con khôn, công ăn việc làm, nhà cao cửa rộng xế hộp đủ đầy. Cháu làm ăn chân chỉ, chồng làm vợ làm, chồng biết người biết ta, vợ giỏi thu vén nên hai thập niên nay, ai có cháu cũng có không thua kém ai. Thế mà cháu vẫn thấy vợ quá chuẩn, nói như thế nào nhỉ, quá thẳng thớm, nghiêm trang, mực thước. Nhiều lúc thích phiêu hơn, chòng chành hơn, cũng khó.

Tuổi bắt đầu xế là đàn ông sống ở ngoài đường nhiều hơn chăng? Công việc hay là…? Phức tạp cô nhỉ? Thế đàn bà có phức tạp không, hay trong cái vẻ bình lặng ấy cũng khát khao nọ kia, như cánh đàn ông chúng cháu?

Cô đừng cười. Trong tếu táo của đàn ông lúc trà dư tửu hậu, là những ước mơ thầm kín đấy cô.

Cháu trai ơi,

Cô cũng không nhớ rõ và trong trường hợp này cũng không muốn tra google; câu nói thú vị kia là của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Hình như nó là “Vợ người ta thì hay còn vợ mình thì tử tế!” Chân lý đấy, chân lý tuyệt đối, ít ra cũng từ góc độ nhìn của đàn ông.

Vì sao? Cháu cũng biết thừa, đúng không? Vì đàn ông là con gà trống, là con công đực, là cái giống chủ động, tìm kiếm, phong tình… không vậy không là giống đực, không là đàn ông. Và, họ luôn nhìn ra bên ngoài, có khi chỉ để nhìn vậy thôi, trong tầm mắt ấy, vợ bạn (vợ người) là một tiêu điểm. Vấn đề là, họ không thể (không dám) sân si cái mục tiêu ấy “con thầy, vợ bạn, gái cơ quan” là ba nơi cấm kỵ.

Vì sao nữa? Vì vợ mình tử tế, mình thích chứ. Còn hơn cả vàng vì có một người vợ như vậy. Nhưng sau sự thích ấy thì vẫn cứ là thói phong tình muôn thuở của đàn ông. Vợ như nội tướng, em ôm nhà, em ôm con, em ôm anh nhưng… thi thoảng anh có lỡ mắt nhấp nhánh với những nàng lẳng lơ chút, em đừng chấp nhé. Thế là đòi hỏi, hơi bị nhiều ở vợ, nhưng là phụ nữ Việt Nam thì vợ tự an ủi “Mình còn hơn đàn bà Hồi giáo, an tâm là làm người tử tế thôi!”

Vì sao nữa? Vì vợ quen nền nã, nghiêm trang, cẩn trọng nên thiếu tố chất lẳng mà chồng cần (dù chồng ít dám nói ra). Có một câu chuyện vui: một gã trai sắp lấy vợ thì thầm với cô người yêu “Anh cần ở em mấy điều: làm một người lịch sự ở phòng khách và một người lẳng lơ ở trên giường, bấy nhiêu là đủ. Cô gái ấy khi là vợ thì làm ngược lại ngay: lẳng lơ ở phòng khách mà lịch sự ở trên giường. Vậy đó, đàn ông ai cũng thích vợ lịch sự, vợ giỏi trong bếp, vợ khéo chăm con và vợ phải lẳng ở trên giường.

Nhưng ít có phụ nữ đầy đủ các tố chất đó. Như thế nào là vừa phải? Trong bếp, trong phòng khách, dễ thôi, nhưng trong phòng ngủ? Phải tập, quá thì chồng hết tin, chồng bỗng nổi ghen, khổ, liều lượng như thế nào thì vừa, đó là cả một nghệ thuật. Lẳng phải có tố chất, đừng quá đậm như Thị Mầu mà người nữ, không có một chút của Thị Mầu cũng chán.

Chồng thích vợ có chút thị Mầu, chồng phải bật đèn xanh. Nói chung, đàn ba sau ba mươi và sau bốn mươi ai cũng trưởng thành lên về mặt chăn gối, xác thịt, không hồn nhiên lơ ngơ như thời đôi mươi nữa. Thế nhưng nước lên thì bèo lên, nước có lên bèo mới lên chứ. Nghĩa là chồng phải dẫn dụ, khêu gợi, thực hành, áp dụng… để vợ chiều theo và cả hai tận hưởng cùng nhau.

Sống lứa đôi là cả một trời nghệ thuật. Đừng xem thường, đừng cho là vợ (hoặc chồng) chỉ có thế, lầm to. Từng thập niên là một quãng, biết thì ngày mỗi đằm thắm, thăng hoa, kém thì trì trệ, chai sạn, lạnh lẽo. Mình nhìn ai đó là thấy cái thứ ngoài chăn, sống trong chăn mới biết chăn thơm hay chăn ẩm. Thích vợ người hay ai đó chỉ thích bởi con mắt nhất thời, thực ra đôi vợ chồng nào cũng có vấn đề của họ. Thèm, ao ước là một chuyện, giữ nguyên tắc và tử tế để giữ mái ấm gia đình mình lại là câu chuyện khác nữa, hai câu chuyện này luôn song hành, vừa mâu thuẫn vừa tự nhiên và khi người chồng (hoặc vợ) còn gắn bó nhau thì đó là bài toán chung mà cả hai phải giải, đến hết đời.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm