| Hotline: 0983.970.780

Em bệnh tật nuôi anh ung bướu

Thứ Sáu 21/07/2017 , 06:40 (GMT+7)

Khi cha mẹ ra đi vĩnh viễn để lại nỗi đau, mất mát lớn cho hai anh em là Nguyễn Sĩ Tình (42 tuổi) và chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (30 tuổi), hiện trú tại đội 4, thôn Bình Khánh, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Hằng ngày, anh Tình đi làm phụ hồ, chị Nhung đi làm thuê để kiếm sống nhưng việc làm bữa có bữa không nên hai anh em luôn gặp khó khăn trong cuộc sống. Tuy luôn thiếu thốn nhưng anh em vẫn đùm bọc, yêu thương và chia sẻ từng miếng ăn cho nhau.

15-13-21_1_chi_nhung_dng_chm_soc_benh_cho_nh_tinh_ti_benh_vien_d_kho_khnh_ho
Chị Nhung chăm sóc anh Tình tại bệnh viện

Năm 2015, trong lúc đi làm, anh Tình giẫm phải đinh gỉ sét nhưng vì mưu sinh anh vẫn tiếp tục làm việc, không để ý đến vết thương. Năm 2016, chân anh Tình bị nhiễm trùng máu được em gái đưa đi khám, chữa trị tại Bệnh viện Quân y 87. Sau đó, anh Tình được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ chí Minh để xạ trị và phẫu thuật lần thứ 2.

Tiền bạc cạn kiệt không còn đồng xu dính túi nên em gái ngậm ngùi đưa anh về nhà chăm sóc tạm thời. Hiện anh Tình ốm yếu, hai mắt bị lồi, ngực và lưng có những khối u.

Anh ứa nước mắt nói với chúng tôi: “Tội nghiệp em gái tôi, nhà không tiền, nó đi vay mượn khắp nơi để chăm lo bệnh cho tôi. Tôi muốn chết để em gái tôi thanh thản, khỏi cực nhọc. Anh em tôi sống tự lập, từ lúc cha mẹ chết chẳng nhờ được ai nên lúc này túng quẫn tiền bạc lắm, có người tốt bụng đến đây giúp đỡ tôi chút ít tiền để chữa bệnh nhưng cũng chẳng thấm tháp gì”.

Chị Nhung nghẹn ngào cho biết: “Tôi đi làm thuê tháng kiếm được 3 triệu đồng nhưng hơn 1 năm nay tôi phải nghỉ việc để chăm sóc bệnh cho anh Tình nên tiền bạc cạn kiệt.

Anh Tình không có bảo hiểm y tế nên từ lúc nhập viện, chi phí tiền thuốc, viện phí và ca mổ lên đến 70 triệu đồng. Số tiền này được bà con xóm làng, người thân giúp đỡ 20 triệu đồng, còn lại 50 triệu đồng, tôi phải đi vay mượn trả lãi hàng tháng. Năm 2017, tôi có mua bảo hiểm y tế cho anh tôi. Đầu tháng 7/2017, anh tôi bị sốt, mệt nên phải nhập viện để tiện chăm sóc và giảm bớt tiền chi phí. Hiện nay, tiền ăn uống bồi dưỡng và tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế mất gần 200 ngàn đồng/ngày. Quá bế tắc, tôi phải nhờ người trông coi anh để tôi đi làm thuê kiếm tiền đóng tiền lãi hàng tháng.

Tôi không cầm được nước mắt khi phải “bỏ rơi” anh trong lúc đau bệnh này nhưng chẳng còn cách nào khác. Sức khỏe tôi bây giờ yếu lắm, có lúc làm việc bị mệt xỉu, tê cứng tay chân do bệnh suy nhược thần kinh não. Không có thời gian và tiền bạc nên tôi cũng chẳng đi khám. Bây giờ, bệnh tình anh tôi cứ kéo dài, tiền nợ gốc, tiền lãi chồng chất không sao trả được. Đã vậy, tôi còn phải gồng gánh nuôi đứa con trai đang học lớp 4 khi vợ chồng tôi chia tay. Tinh thần tôi lúc này suy sụp, rã rời, không biết kêu cứu cùng ai, chỉ còn đặt niềm tin hy vọng đến tấm lòng nhân ái của mọi người giúp đỡ”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung, đội 4, thôn Bình Khánh, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP. Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm