| Hotline: 0983.970.780

Hò hẹn người lạ sau cuộc hôn nhân tẻ nhạt

Thứ Bảy 30/09/2017 , 14:35 (GMT+7)

Đã lâu lắm, từ những ngày cuối của cuộc hôn nhân giữa Đoan và Lâm đã không còn những ngày mặn nồng. Cùng với những xung khắc ngày càng rõ rệt, quan hệ vợ chồng của họ lúc bấy giờ còn tệ hại hơn nếu so với quan hệ giữa những người bạn chỉ ở mức độ xã giao thông thường.

22-13-11_trng_14
Ảnh minh họa

Trong năm đầu tiên chung sống, những điểm khác biệt đã bắt đầu hé lộ ra. Nhưng Đoan nghĩ rằng vợ chồng không nhất thiết cái gì cũng phải hợp nhau cả mười phần, dĩ nhiên giữa hai người vẫn có những điểm khác nhau, vợ chồng nào mà chẳng thế. Quả có đúng như cô nghĩ, nhưng cả hai vợ chồng đều không thể ngờ được rằng từ một đôi tình nhân tâm đầu ý hợp lúc ban đầu, tình ý thắm thiết là thế, làm sao lại có thể bỗng chốc biến thành đối chọi tính tình với nhau xung khắc như thể Mặt Trăng với Mặt Trời.

Nguyên nhân chính khiến hai người cuối cùng phải đi đến chỗ chia tay thật ra rất đơn giản, vậy mà cả hai không người nào khắc phục được. Đó là cái tôi của cả hai, người nào cũng quá lớn và không ai chịu nhượng bộ ai. Đoan vẫn nghĩ rằng giá mà cô có thể nhường nhịn đi một chút thì chuyện đã không đáng tiếc như thế. Đoan cứ nghĩ đáng lý Lâm phải nhường cô mới phải chứ? Tình yêu của anh ở đâu, nếu yêu cô thật lòng, tại sao ngay cả chuyện nhường nhịn vợ một chút trong những tình huống nọ kia, chưa nói đến chuyện lớn, ngay cả chuyện nhỏ Lâm cũng không chịu nhún nhường một chút nào?

Về phía Lâm, anh lại nghĩ khác. Từ xưa đến nay, giống như ba của anh vẫn nói, người đàn ông chính là trụ cột trong gia đình. Anh là lao động chính và thu nhập chính trong nhà, thế thì sao mỗi bước, anh lại phải nhường nhịn vợ? Quên đi! Mấy thằng đàn ông làm ra vẻ sợ vợ, nhường nhịn vợ để mua lấy hòa bình êm ấm trong gia đình, Lâm coi khinh mấy thằng như vậy. Từ xưa đến nay, ba anh có bao giờ đóng vai khiếp nhược, khép nép trước mẹ anh đâu. Vậy mà trong gia đình của ông, trước sau vẫn êm ấm, có thấy vụ lục đục nào xảy ra. Đúng là hồi còn là tình nhân, Lâm có nhường nhịn Đoan không ít. Nhưng anh gọi đó là một “chiến thuật để cua gái”. Bây giờ đã là vợ chồng, chẳng lẽ cứ phải nhường nhịn, quỵ lụy suốt đời.

Cũng chính vì thế mà sau ba năm hôn nhân, đất chẳng chịu trời, trời chẳng chịu đất, rốt cuộc họ đã ly dị. Thật ra, đáng lẽ sống với nhau được hơn một năm thì họ cũng thấy tình hình bất ổn đủ để ly hôn rồi. Không hiểu vì sao còn để kéo dài đến thêm một năm rưỡi sống bên nhau như địa ngục nữa. Chẳng lẽ còn mong vớt vát tình thế? Cũng chỉ hoài công mà thôi. Chưa ly dị, nhưng đã như người dưng với nhau cả năm trời rồi.

Không nói cũng rõ giữa hai người đã xảy ra cảnh phòng không gối chiếc cả năm dài. Ly hôn xong, chưa đầy một năm sau Lâm đã làm đám cưới với người vợ mới. Với người phụ nữ, quá trình diễn tiến không được mau lẹ như thế. Đã hai năm trôi qua, chẳng những Đoan không tìm được cuộc tình nào cho mình, thậm chí những mối quan hệ quen biết chóng vánh thoáng qua cũng không.

Chưa kể thứ mặc cảm tự ti của một người không có gia đình bỗng chốc theo đuổi ám ảnh cô. Khi người ta còn vợ còn chồng, vấn đề này không bao giờ được đặt ra, kể cả nghĩ tới cũng không có. Niềm tự tin yên ổn trong mái ấm gia đình bây giờ đã đổ vỡ, so với những người bạn hoặc quen biết đồng lứa tuổi khác, hiện tại Đoan cảm thấy mình kém xa so với họ, cũng chỉ ở điểm người ta có chồng có vợ hoặc chí ít thì cũng có đôi bạn, còn mình thì không. Sự thất thế thấy rất rõ hơn bao giờ hết.

Một ngày kia, trong một lần đi mua sắm ở siêu thị, bỗng có một anh chàng không hiểu tại sao theo đuôi Đoan từ đầu đến cuối. Thậm chí, khi cô lấy xe về anh ta còn lẽo đẽo chạy xe theo nói năng những chuyện tán tỉnh bâng quơ. Cũng không hiểu vì sao hôm ấy Đoan đâm ra dễ tính bằng lòng nhận lời anh bước vào quán cà phê. Qua câu chuyện, anh chàng tên Dũng đó anh nói rằng đã cảm mến cô ngay từ lần đầu gặp gỡ, rằng có nhiều vấn đề không thể giải thích được để trình bày cho sự đường đột của mình. Dũng cũng không phải là người mồm mép, nhưng chắc chắn là kẻ bạo gan khi làm quen.

Lần ấy, sau vài lần cùng đi chơi phố hay đi ăn chung với nhau. Đoan đã nhận lời đi vào nhà nghỉ chung với Dũng. Cả hai người thật ra đều không ngờ sự việc tiến triển nhanh như thế. Một người cảm thấy mình may mắn vì chuyện tán tỉnh đối tượng chưa gì đã có thể gặt hái thành công sớm như thế. Một người không hiểu vì sao mình có thể dễ dãi quá đáng, giống như hạng gái rẻ tiền, trai mới nói một tiếng đã đi liền, một mặt chợt nhận ra mình đã vắng hơi hướng đàn ông từ lâu lắm. Với người chưa có gia đình bao giờ thì chuyện mãi không có bóng đàn ông bên cạnh cũng không sao, nhưng với một người đã từng biết hương vị chăn gối một thời, nay bỗng dưng thiếu vắng sẽ thấy nhớ nhung tột độ như thế nào. Đó là trường hợp của Đoan. Cô nhớ lại, vào tối hôm ấy cô dấn bước theo chân Dũng đi vào nhà nghỉ, mỗi bước cứ như sống trong mơ, chẳng suy nghĩ gì ngoài tiếng gọi của bản năng.

Bỗng tầm nhìn của Đoan bắt gặp bức tranh trang trí treo trên tường, vẽ một đôi nhân tình dìu nhau bước trên thảm cỏ. Ngay lập tức, Đoan chợt nhớ lại thời cô còn là vợ của Lâm, làm sao bây giờ mình lại có thể rẻ rúng đến như thế! Như một người chợt bước tới bên bờ vực thẳm và thoắt tỉnh giấc mộng, Đoan lẳng lặng dừng lại và quay bước ra về. Mặc cho gã đàn ông kêu réo lải nhải ở phía sau. Cô dứt khoát không quay lại lấy một lần. Sau những thèm khát vừa trỗi dậy qua bao ngày tháng cô đơn, bây giờ Đoan đang mừng đến phát khóc vì biết mình vừa mới thoát khỏi trong gang tấc, những cám dỗ có thể trong khoảnh khắc phá hỏng cả cuộc đời của mình.

(Kiến thức gia đình số 38)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm