| Hotline: 0983.970.780

Hoàn cảnh đáng thương của đôi vợ chồng già

Thứ Sáu 29/12/2017 , 06:40 (GMT+7)

Chúng tôi có dịp về quê và được chứng kiến cảnh một cụ bà năm nay đã bước sang cái tuổi 86 nhưng vẫn đang phải gồng mình đi làm để nuôi người chồng bệnh tật khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng, thương xót.

Đó là hoàn cảnh của cụ bà Nguyễn Thị Ý, ngụ tại thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

10-03-20_co_y_nh1
Ngôi nhà tuềnh toàng, dột nát gắn bó với hai cụ từ lâu nay

Ngôi nhà của vợ chồng cụ Ý tuềnh toàng, dột nát, nhìn quanh không có một vật dụng gì đáng giá. Hai cụ nên vợ nên chồng năm 1948, sau đó sinh được 3 người con, nhưng cuộc sống của họ đều rất nghèo khổ và bệnh tật nên chẳng  giúp được gì cho bố mẹ. Cuộc sống khó khăn khiến cái đói, cái nghèo lúc nào cũng đeo bám lấy hai cụ. Cụ bà năm nay đã 86 tuổi, kém cụ ông hai tuổi, đau ốm triền miên, lại còn bị căn bệnh gai đốt sống hành hạ nhiều năm nhưng vẫn đang phải cật lực đi làm để nuôi người chồng bệnh tật.

Cụ ông trước đã từng cầm súng đi chiến đấu tại chiến trường Cam Lộ (Quảng Trị), từ năm 1953 đến 1969 thì xuất ngũ trở về quê hương, được tặng huân chương, bằng khen nhưng không hiểu vì sao lại không có chế độ ưu đãi gì. Cụ đã làm nhiều bộ hồ sơ nhưng đều bị các cơ quan có thẩm quyền từ chối giải quyết mà không hiểu nguyên do. Cũng vì cuộc sống quá khổ lại còn bị nhiễm chất độc màu da cam nên nhiều năm trở lại đây, cụ ông sức khỏe ngày một yếu đi, cộng thêm căn bệnh phong khớp, dạ dày, thận hành hạ, mắt lại mờ, giờ chủ yếu mằm một chỗ, bệnh tình ngày một nặng thêm vì không có tiền mua thuốc điều trị. Mọi sinh hoạt của cụ giờ chỉ nhờ vào chút sức tàn của cụ bà. Nguồn sống chủ yếu của đôi vợ chồng già chỉ dựa vào 2 sào ruộng và số tiền mất sức lao động ít ỏi 180.000 đ/tháng. Dù đã chi tiêu hết sức tằn tiện nhưng vẫn không đủ ăn. Bữa cơm hằng ngày của hai cụ dường như đã quen với thực đơn muối trắng và mấy cọng rau luộc.

10-03-20_co_y_2
Cụ Nguyễn Thị Ý đang chăm sóc cụ ông bệnh tật

Ông Thái Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc, cho biết: Cuộc sống của vợ chồng bà Ý vô cùng khó khăn. Về phía địa phương ai cũng thương, nay người này cho củ khoai, cân gạo, mai cho viên thuốc, cân đường nên cũng đỡ được phần nào khó khăn.

Vợ chồng cụ Nguyễn Thị Ý rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về cụ Nguyễn Thị Ý thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh); hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm