| Hotline: 0983.970.780

Lượng nước cần thiết cho cơ thể

Thứ Hai 30/01/2012 , 10:04 (GMT+7)

Xin hỏi mỗi ngày cần đưa vào cơ thể bao nhiêu nước là tốt nhất?

* Xin hỏi mỗi ngày cần đưa vào cơ thể bao nhiêu nước là tốt nhất?

Bùi Tuyết Sương, An Phú, An Giang

Nước chiếm khoảng 55% trọng lượng cơ thể (60% với nam và 50% với nữ). Nước tồn tại ở hai dạng: Nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt... Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3- 4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.

Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể, làm suy giảm chức năng thận, thận không đảm đương được nhiệm vụ của mình, kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại. Những người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.

Thiếu nước làm tăng nguy cơ bị chuột rút, mệt mỏi, cơ thể nhanh bị kiệt sức đặc biệt là trong những ngày thời tiết nóng bức hay luyện tập nhiều. Nước giúp tiêu hóa được tốt hơn, duy trì nhiệt độ cơ thể và bài tiết các chất thải từ quá trình chuyển hóa. Nó làm đệm cho khớp và các mô mềm. Không có nước khi ăn uống hằng ngày, chúng ta sẽ không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ thức ăn. Không có đủ nước thì làm sao có được làn da đẹp, nếu thiếu nữa thì chết khát.

Uống nước làm ta chóng no và ăn được ít. Tưởng rằng như vậy sẽ giảm béo. Nhưng uống quá nhiều nước thì thận sẽ hoạt động quá tải và điều ấy rất nguy hại. Bên cạnh việc thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng. Những người bị tăng huyết áp uống nhiều nước rất nguy hiểm. Uống quá nhiều nước (4- 5 lít/ngày) có thể là nguyên nhân gây phù não, làm suy giảm dẫn tới ngưng trệ hoàn toàn các chức năng cần cho sự sống như hô hấp, tuần hoàn…

 Trong điều kiện bình thường, trong một ngày cơ thể cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng, trung bình 2- 2,5 lít nước/ngày. Ví dụ một người nặng 60kg thì nhu cầu nước trong ngày khoảng 2,5 lít, trong đó gồm khoảng 1 lít được đưa vào cơ thể dưới các dạng nước uống như nước lọc, nước chè, cà phê, nước ngọt...; 0,4- 0,5 lít dưới dạng nước canh, súp và nước trong rau xanh, hoa quả; 0,6- 0,7 lít trong thức ăn được chế biến như cơm, bánh mỳ, thịt, cá...; còn khoảng 0,3-0,4 lít là sản phẩm cuối cùng của các phản ứng hóa học trong cơ thể.

Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, những ngày mùa đông mà độ ẩm thấp, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong tình trạng bị sốt, phụ nữ đang cho con bú tăng đáng kể so với bình thường, còn trong ngày trời lạnh nói chung sẽ giảm nhẹ.

* Con người có thể nhịn khát được mấy ngày. Tại sao lạc đà nhịn khát được dài ngày khi đi trên sa mạc nóng bỏng?

Đỗ Kim Quy, Bác Ái, Ninh Thuận

Trong điều kiện trời mát mẻ, không mất mồ hôi con người có thể nhịn khát tối đa là là 1 tuần, còn trong điều kiện đổ mồ hôi nhiêu thì không thể nhịn khát quá 2 ngày!

Lạc đà là con vật nhịn khát rất giỏi. Chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng nóng hoặc rất lạnh vào ban đêm trên sa mạc. Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng.

Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu (1 bướu là loài Camelus dromedarius hay 2 bướu là loài Camelus bactrianus). Các bướu này không chứa nước như nhiều người nhầm tưởng. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, còn nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không cần thức ăn và nước uống.

Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57 lít nước để bù lại phần chất lỏng bị mất.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm