| Hotline: 0983.970.780

Ly hôn hay không?

Thứ Hai 12/03/2012 , 10:52 (GMT+7)

Cuộc sống của tôi vẫn lặng lẽ, âm thầm trôi đi. Tâm trạng tôi vô cùng rắc rối. Tôi rất thương Ân - chồng tôi. Nhưng tôi cũng không thể không thương người đàn ông mới...

Ảnh minh họa
Cuộc hôn nhân của chúng tôi từ một tình yêu đẹp. Cách đây 10 năm, chúng tôi cùng học một lớp ở đại học. Từ hai vùng quê cách xa nhau mấy trăm cây số nhưng thông cảm, hiểu nhau và nảy nở tình yêu. Vượt qua những ngày tháng khó khăn, chúng tôi cũng tạo dựng được tổ ấm với mức sống tạm ổn. Từ khi sinh con gái, chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc.

Nhưng không may, cách đây một năm, chồng tôi bị tai biến mạch máu não mặc dù mới ở tuổi 40, hiện tại không có khả năng làm việc gì ngoài trông nom nhà cửa. Tôi không dám sinh con thứ hai vì sẽ khó khăn mọi bề. Tôi rất thương Ân. Từ một người chồng rất khỏe mạnh, luôn lo lắng tất cả và hết mình với vợ con, nay trở nên một người lơ ngơ, nhiều khi không làm chủ được hành vi của mình.

Thu nhập cả nhà hiện tại chỉ trông vào lương của tôi ở công ty, chừng 5-6 triệu/tháng với ba người, như vậy là không thể đủ. Ân có ý ra đầu ngõ bán quán cóc để có thêm tiền nhưng tôi không đồng ý. Mặc cảm về sức khỏe và không giúp được gì cho vợ, anh trở nên lầm lì, ít nói. Mặc dù luôn động viên chồng, nhưng không khí gia đình tôi quả là không thể vui vẻ như trước.

Giữa lúc này, người tổng giám đốc công ty tôi từ Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc. Ông là người Hàn Quốc, đã đặt thẳng vấn đề với tôi: Ông ta rất yêu tôi và muốn coi tôi như người vợ thứ hai ở Việt Nam. Ông ta không một chút giấu giếm, đã kể rất thật hoàn cảnh với tôi: Ở bên Hàn, ông đã có vợ và 2 con. Vợ ông bằng tuổi ông, đang lâm bênh nặng, trong khi ông rất phong độ, nên hai người sống không hạnh phúc. Năm nay ông 52 tuổi, rất giàu có, nhưng luôn thiếu hụt về tinh thần.

Ông nói rằng không thể ly hôn vợ để sống hẳn với tôi vì như vậy sẽ cắn rứt lương tâm. Nhưng ông sẽ có trách nhiệm toàn diện với tôi, chứ không phải mối quan hệ chơi bời. Ông nói rõ là sẽ mua một căn hộ để những lúc sang Việt Nam sẽ sống với tôi (mỗi tháng, ông phải có mặt ở Việt Nam một tuần để giải quyết công việc). Hàng tháng, ông sẽ chu cấp cho tôi 10 triệu đồng, ngoài tiền lương lĩnh ở công ty.

Tôi thấy cách ông đặt vấn đề nghiêm túc, thiết thực. Nhưng tôi hơi bị “sốc” vì nghĩ ông bất chấp hoàn cảnh tôi đã có chồng con, chứ đâu phải một cô gái chưa lập gia đình. Vậy ông ta nghĩ tôi là người thế nào? Tôi là phụ nữ Việt Nam, lẽ nào bất chấp đạo lý để chạy theo tiền bạc? Tôi nói thẳng điều này thì ông bảo: Qua mọi người, ông đã biết rõ cuộc sống hiện tại của tôi. Ông biết mặc dù tôi rất thương, tử tế với chồng, nhưng cuộc sống hiện tại quá khó khăn và tôi thực sự bất hạnh.

Ông cũng nói sẽ cung cấp tiền để tôi chữa bệnh cho Ân. Kiên trì chữa rồi bệnh Ân sẽ ổn định. Tất nhiên, người đã bị tai biến mạch máu não một lần thì không thể trở lại như trước. Để cho tôi yên tâm, ông ta nói mối quan hệ giữa hai người sẽ giữ kín, không ai có thể biết. Ông có mọi phương tiện thuận lợi để đảm bảo cho mối quan hệ kín đáo này.

Ông ta nói được tiếng Việt ở mức độ giao tiếp thông thường. Tôi ấn tượng về ông là một người đàng hoàng, đứng đắn, nghiêm túc. Mọi người nói ông ta là con người của công việc, biết tôn trọng mọi quy định của luật pháp Việt Nam. Thực ra, ngay từ những lần tiếp xúc đầu tiên, khi ông mới sang Việt Nam, tôi đã biết ông để ý đến tôi. Đến lần thứ 2 sang, ông đã có quà tặng cho riêng tôi. Điều đó khiến tôi biết ông ta có tình cảm đặc biệt dành cho mình.

Nhưng mấy năm qua đi, ông vẫn không gặp lại riêng tôi, càng không có ý bộc lộ tình cảm gì. Tôi quý những người đàn ông không dễ tỏ tình, không dễ có biểu hiện tình cảm với phụ nữ ngay ở những lần đầu gặp gỡ.

Trong khi tôi rất phân vân, chưa biết trả lời ông ra sao thì ông về Hàn Quốc và đã chủ động gửi tiền cho tôi. Ông nói rõ khoản tiền 10 triệu/tháng không đáng gì, coi như quà tặng tôi. Dù tôi không nhận lời làm vợ bé, ông vẫn có thể giúp tôi đều đặn hàng tháng như giúp một người bạn, đứa em...

Sau đó ít ngày, ông báo tin buồn với tôi là người vợ bên Hàn Quốc đã qua đời do bệnh ung thư phát triển ở giai đoạn cuối. Trở lại Việt Nam, người ông gầy sọp do phải lo việc tang lễ cho vợ. Mọi người tỏ ra thương và chia buồn với ông. Lần ấy, ông không gặp tôi do bận giải quyết nhiều việc ở công ty.

Cứ đều đặn hàng tháng, ông sang Việt Nam. Có nhiều lần tuy nhìn thấy tôi nhưng ông không nói gì, cũng không hẹn gặp. Tuy nhiên, khoản tiền 10 triệu/tháng ông vẫn gửi cho tôi rất đều đặn. Do nhu cầu công việc, ông nói từ nay trở đi sẽ phải có mặt ở Việt Nam nhiều hơn. Hai đứa con của ông bên Hàn Quốc đã có cuộc sống riêng. Ông bảo chỉ thỉnh thoảng mới trở lại bên đó, còn chủ yếu sẽ sống ở Việt Nam.

Cuộc sống của tôi vẫn lặng lẽ, âm thầm trôi đi. Tâm trạng tôi vô cùng rắc rối. Tôi rất thương Ân. Anh ấy chẳng có tội gì. Nhưng thú thực, tôi cũng không thể không thương người tổng giám đốc. Ân còn có tôi và đứa con gái ở bên cạnh, còn ông thì không có ai. Tôi biết rõ có một vài cô gái trẻ, đẹp, chưa chồng sẵn sàng làm vợ ông nhưng ông không để ý đến họ mà chỉ tha thiết với tôi. Tôi thấy quá khó xử. Tôi phải làm sao đây để không áy náy với cả hai người?

(Vũ Tú Lệ - Công ty Ánh Dương – Hà Nội)

 

Trao đổi của chuyên gia tâm lý Nguyễn Đình San:

Một người nặng ân nghĩa của qúa khứ, hiện đang là chồng. Một người rất có công với bạn trong cuộc sống hiện tại. Cả 2 người đàn ông đều đáng thương. Nhưng xin bạn lưu ý: Chúng ta không thể sống ngoài pháp luật. Muốn đến với ông tổng giám đốc người Hàn Quốc, bạn bắt buộc phải ly hôn. Bạn có nỡ làm việc đó khi nghĩ Ân chẳng có tội gì và cũng rất đáng thương, nhất là anh ấy đang gặp rủi ro?

Đấy là tư vấn của chuyên gia tâm lý, bạn có thể chia sẻ với chị Lệ qua địa chỉ nongnghiep.vn

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm