| Hotline: 0983.970.780

Mâu thuẫn hôn nhân vì thói quen keo kiệt

Thứ Bảy 29/07/2017 , 14:28 (GMT+7)

Vợ chồng anh Tuấn chị Hoa thường hay mâu thuẫn nhau vì chuyện tiền nong. Vốn kỹ tính nên cứ mỗi lần, thấy vợ mua một cái áo mới, anh Tuấn lại cằn nhằn: “Áo em đầy cả tủ thế kia, mà mua thêm áo mới làm gì cho hoang phí”.

Nhưng thực ra, chị Hoa rất tiết kiệm trong việc mua sắm, chỉ khổ nỗi chồng chị vốn tính ki bo nên nhìn đâu anh cũng thấy… vợ xài phí. Giận chồng, chị cũng lời qua tiếng lại để mong chồng thông cảm, nhưng dù có nói gì tính anh Tuấn vẫn vậy.

09-03-16_trng_13
Ảnh minh họa

Nhiều cặp vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn chỉ vì thói keo kiệt, ki bo của người chồng. Vợ chồng mâu thuẫn vì chồng quá keo kiệt là một phần nhỏ trong bức tranh về thực trạng mâu thuẫn hôn nhân, bởi người đàn ông ít khi quản lý chi tiêu trong nhà. Tuy vậy, mâu thuẫn mang tính cá biệt này đã thực sự phá hủy rất nhiều gia đình và làm giảm chất lượng cuộc sống của những người trong cuộc.
 

Tiết kiệm hay keo kiệt?

Anh Huy và chị Thúy đều là dược sĩ. Nhà họ có hiệu thuốc do chị Thúy đứng bán và quản lý, có trang trại trồng chè ở Đà Lạt, anh Huy lại kinh doanh ở bên ngoài. Thông thường, phụ nữ tay hòm chìa khóa nhưng ở nhà vợ chồng họ, mọi thu chi trong gia đình đều do chồng phụ trách.

Là người nhanh nhẹn, thức thời, nên anh Huy khá thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng. Giỏi giao tế, anh được nhiều người ngưỡng mộ, trong đó có không ít người khác phái.

Ra ngoài, anh Huy luôn mạnh tay chi tiêu, ra vẻ là người rất phóng khoáng. Ấy vậy mà về nhà thì khác. Mỗi ngày, anh đưa vợ tiền chợ để lo bữa ăn cho hai vợ chồng và đứa con trai. Tiền bạc không chủ động được nên hôm nào đau ốm, bệnh hoạn, cần bồi bổ chữa trị, vợ có hỏi xin thì anh bảo ứng tiền bán chè hay về nhà mượn bà ngoại.

Chị Thúy bảo rằng mình không có lỗi trong việc chồng keo kiệt, ki bo bởi chị không hề tiêu pha phung phí, đánh bài đánh bạc hay làm ăn thất thoát, mang tiền về cho gia đình cha mẹ mình khiến anh phải thay đổi cách quản lý gia đình so với thông thường. Chị Thúy muốn chia tay dù thực sự không muốn. Chị xem việc nộp đơn ly hôn như một phép thử tình cảm của chồng, để chồng xem lại bản thân. Chị đặt ra yêu cầu với chồng, là: “Em sẽ không ly hôn nhưng anh phải cho em chủ động tiền bạc”. Bạn bè chị cũng khuyên mỗi nhà mỗi cảnh, lấy niềm vui vì con mà sống. Khi yêu, anh Huy tỏ rõ là đấng hào hoa, phóng khoáng. Mà thực tế giờ ra anh vẫn vậy. Chỉ có ở nhà mới lộ tính cách kỳ khôi này.

Anh Vinh và chị Tuyết yêu nhau từ thời sinh viên. Thế nhưng, khi con gái đầu lòng chào đời chưa bao lâu thì vợ chồng lục đục. Nhiều lần, chị giận anh, bỏ về nhà mẹ thì anh ôm con đến năn nỉ. Chị quay về rồi sau đó lại giận hờn ra đi.

Bạn bè thân gạn hỏi, chị Tuyết mới ngại ngùng tâm sự: “Anh ấy đúng là người chồng, người cha tốt. Anh không rượu chè be bét, không cờ bạc, cũng chẳng lăng nhăng. Con bé quấn quýt ba lắm. Vậy nhưng anh ấy có hai bằng đại học mà không khéo đối nhân xử thế nên chỉ làm mãi một việc, lương tháng cứ đều đều không thấy tăng thêm. Anh ấy đi chợ một lần mua mấy ký thịt về để ăn cả tuần và nói là cho… tiết kiệm. Lòng tôi thật sự xáo trộn và hụt hẫng. Tiết kiệm là tốt nhưng phải có chừng mực, chứ đừng bần tiện”.

Vợ chồng chị quan niệm năng nhặt thì chặt bị, chắt chiu mãi mới được khoảng trăm triệu đồng, anh Vinh kiên quyết giữ, vợ có bàn bạc chuyện gì cũng không được anh chấp nhận. anh chỉ nghe lời mấy anh em trong nhà, rồi cho họ vay tiền, đầu tư vào những việc rủi ro. Do không tin tưởng vợ nên giờ tiền thì mất, nợ thì mang. Chị Tuyết cũng không dám bỏ chồng nhưng chị sống mà không tìm thấy niềm vui. Bởi vì có ai dám chắc nếu đi bước nữa sẽ tìm được người hoàn hảo. Lỡ gặp người bài bạc, trăng hoa, không lẽ lại bỏ chồng lần nữa.
 

Làm gì khi chồng keo kiệt?

Tính cách của một con người đôi khi lại chịu ảnh hưởng từ người khác. Tất nhiên, với một số người, keo kiệt đã thành “bệnh” nhưng nếu những người sống cùng như vợ con chẳng dám nói gì thì “bệnh” sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Thực ra, đã lấy phải ông chồng keo kiệt mà cố gắng thay đổi để có một ông chồng phóng khoáng thì quả thật là không thể. Chỉ làm sao để anh ta bớt tính keo kiệt đi đã là tốt lắm rồi. Sẽ không có một công thức chung để trị thói keo kiệt của các ông chồng, mà phải hiểu họ cặn kẽ mới có thể hạn chế được. Cách tốt nhất là người vợ nên độc lập về kinh tế.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm