| Hotline: 0983.970.780

Nhận rừng để hại rừng

Thứ Tư 30/01/2013 , 10:32 (GMT+7)

Tiếp tục thu hồi các dự án không hiệu quả liên quan đến đất lâm nghiệp là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Tiếp tục thu hồi các dự án không hiệu quả liên quan đến đất lâm nghiệp là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Bằng chứng là mới đây nhất, 2 dự án đầu tư liên quan đến rừng tại huyện Bảo Lâm đã bị thu hồi vì chủ đầu tư không thực hiện đúng theo cam kết, còn để xảy ra nạn lấn chiếm đất rừng trên diện tích đã được giao.

ĐỂ RỪNG BỊ PHÁ

Hai chủ đầu tư bị thu hồi dự án nêu trên là Cty Đầu tư Xây dựng dịch vụ thương mại Toàn Hưng và Cty TNHH Vĩnh Tiến. Trước đó, nếu không kể hàng trăm dự án liên quan đến rừng bị thu hồi kể từ giữa năm 2012 trở về trước thì chỉ trong vòng nửa năm 2012 trở lại đây, trên địa bàn Lâm Đồng cũng đã có hàng loạt dự án liên quan đến rừng khác bị thu hồi như các dự án của Cty Kim Thành Phát (trên địa bàn huyện Lạc Dương), Cty Kim Hưng (Bảo Lâm), Cty Võ Hà Lê (Lạc Dương), Cty Chìa Khóa Vàng (Lạc Dương), Cty Kim Việt (Di Linh)…

Đội lốt nhà đầu tư để phá rừng là một thực trạng cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm gần đây. Một trong những ví dụ khá thuyết phục đó là trên địa bàn “hẹp” ở xã Blá, huyện Bảo Lâm: Chỉ trên địa bàn một xã vùng sâu này nhưng có đến 5 dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Và, điều đáng nói, hầu hết các dự án liên quan đến rừng này đều bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng; thậm chí, còn để xảy ra tình trạng rừng bị lấn chiếm, tàn phá.


Đào đãi thiếc tại một khu rừng đặc dụng ở Lâm Đồng

Theo kết luận của Sở NN-PTNT Lâm Đồng qua kiểm tra rừng tại xã Blá thì hầu hết diện tích rừng đã giao hoặc cho các DN nói trên thuê đều bị tác động xấu. Cụ thể, 5 nhà đầu tư nói trên đã được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho thuê gần 1.000 ha rừng tại xã Blá để quản lý bảo vệ và SX kinh doanh. Trong 5 dự án này, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được thuê rừng, Cty TNHH Phát Lâm đã để 4,45 ha rừng bị tàn phá với tổng trữ lượng gỗ bị thiệt hại là 371 m3. Tương tự, Cty TNHH La Ba để rừng bị phá gần 10 ha với tổng trữ lượng gỗ bị thiệt hại là 775 m3 và diện tích bị lấn chiếm là 2,33 ha; Cty TNHH Kim Hưng có 1,1 ha rừng bị phá với lượng lâm sản thiệt hại là 102 m3.

NHẬN RỪNG… CHO VUI?

Ở Lâm Đồng, trước thực trạng các chủ đầu tư nhận rừng nhưng thiếu tác động tích cực đến rừng, không ít người nghĩ rằng hầu hết các “ông chủ mới” của rừng chỉ nhận rừng là để… cho vui, và để sử dụng vào mục đích khác!

Có thể kể ra đây hàng loạt “dự án lâm nghiệp” thuộc dạng nói trên. Ví như tại huyện Di Linh, trong tổng số 13 dự án liên quan đến rừng, ngoài 3 dự án đã bị thu hồi giấy phép và đang bị đề nghị thu hồi giấy phép, hầu hết các dự án còn lại đều được triển khai với tốc độ “rùa bò” và “thấp thoáng” sự đối phó. Điển hình là Cty TNHH Phát Lâm thuê 378 ha rừng từ năm 2009 đến nay nhưng chỉ mới trồng được 39 ha rừng với tỉ lệ cây sống đạt… 20%. Hoặc như, Cty TNHH Hoàng Thiên được thuê 432 ha rừng từ 2009 nhưng đến nay chỉ mới trồng được 40 ha keo lá tràm, và hiện đang giậm chân tại chỗ; và, điều đáng nói, chỉ giậm chân tại chỗ sau khi đơn vị này đã sang nhượng cho DN khác hơn 180 ha.

Tại một huyện khác, một trong những dự án hiện đang được chú ý là dự án nhận rừng để trồng cỏ nuôi bò của một Cty: Sau vài năm nhận đất rừng, đến nay, đàn bò của đơn vị này hầu như không còn. Tuy nhiên, thay vào đó, đơn vị lại được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và hầu như hoạt động chính của đơn vị là thăm dò khoáng sản (trong thực tế là khai thác) chứ hầu như không liên quan gì đến việc làm giàu rừng và chăn nuôi bò.

Vì sao lại xảy ra hiện tượng không ít các đơn vị nhận rừng “quay sang” khai thác (thăm dò) khoáng sản hẳn là một “hiện tượng” rất đáng quan tâm hiện nay ở Lâm Đồng!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm