| Hotline: 0983.970.780

Nỗi đau của chị Tuyết

Thứ Sáu 29/09/2017 , 06:40 (GMT+7)

Chồng bị tai nạn giao thông không lao động được, nay chị lại mắc trọng bệnh nằm viện dài ngày khiến gia cảnh rơi vào kiệt quệ.

Đó là hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (49 tuổi), trú K37/20 đường Lương Thế Vinh, tổ 13 phường An Hải Đông, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng).

16-16-19_nh_2
Qua nhiều đợt xạ trị hóa chất, chị Tuyết hiện rất yếu

Chị Tuyết vốn là thợ may gia công cho cơ sở tư nhân, việc làm không ổn định thu nhập thấp, lại thường xuyên đau ốm, phải nghỉ việc ở nhà trị bệnh. Trong những ngày đầu tháng 4/2017, chị phát bệnh nặng phải chuyển đến Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng cấp cứu và điều trị cho đến nay.

Bác sĩ xác định chị mắc căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3, phải qua phẫu thuật và xạ trị nhiều đợt rất tốn kém mới mong kéo dài được sự sống, hiện tại thể trạng của chị rất yếu, phải ngồi hoặc nằm một chỗ, đi lại rất khó khăn, hơn nữa vì truyền nhiều hóa chất vào cơ thể cho nên tóc của chị bị rụng hết.

“Tôi biết căn bệnh ung thư của tôi đã đến giai đoạn rất nặng. Trong thời gian chạy chữa bệnh, tôi đã bán hết đồ đạc trong gia đình và phải vay mượn của người thân, anh chị em, bà con họ hàng số tiền lên đến hơn 100 triệu đồng mà không biết bao giờ mới trả được. Cơ thể tôi đã qua 4 đợt xạ trị, tóc đã rụng hết, còn phải qua nhiều đợt xạ trị nữa. Qua đây tôi tha thiết mong mọi người hỗ trợ hoàn cảnh bệnh tật khốn đốn của tôi”, chị Tuyết nói trong nước mắt.

Chồng chị, anh Phan Thanh Hùng (59 tuổi), công chức Nhà nước nhưng đã xin nghỉ việc từ lâu, vì trong lúc trên đường đi công tác, anh không may bị tai nạn giao thông gãy xương đùi, rồi chuyển viện cấp cứu điều trị dài ngày và ngồi một chỗ.

Chị Tuyết, anh Hùng không có con và nhà cửa riêng mà hiện tại ở chung nhà của người mẹ là bà Trần Thị Rượu (78 tuổi). Khi chúng tôi đến tìm hiểu gia cảnh, bà Rượu cũng thiết tha mong mọi người hãy mở rộng vòng tay nhân ái chia sẻ, giúp đỡ con bà để có điều kiện tiếp tục chạy chữa bệnh.

“Chị Tuyết và anh Hùng có cảnh đời khốn khó, bệnh tật, riêng chị Tuyết mang trọng bệnh trong người, thời gian qua chữa trị bệnh rất tốn kém, hiện tại kinh tế gia đình rơi vào kiệt quệ, túng quẫn và cần lắm sự giúp đỡ, san sẻ yêu thương của cộng đồng xã hội”. Đó là lời sẻ chia của ông Nguyễn Thế Vinh, Tổ trưởng tổ 13 phường An Hải Đông.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, K37/20 đường Lương Thế Vinh, tổ 13 phường An Hải Đông, quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng); hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm