| Hotline: 0983.970.780

Rắc rối chuyện tình cảm

Thứ Tư 24/11/2010 , 14:07 (GMT+7)

Chuyện tình của cháu đang gặp rắc rối vì bị hai gã bạn thời trung học phá rối. Cả hai đều tên T., và đều thích "ám" cháu.

Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu tuổi Hợi, con heo, đã có bằng trung cấp và có việc làm ổn định. Hồi trước, cháu thích làm những công việc không hợp với sở trường cho lắm như hướng dẫn viên du lịch, hay dược tá. Cháu cũng học lòng vòng mấy năm những nghề đó, cuối cùng phải bỏ và trụ lại với nghề kế toán.

Thời PTTH cháu cũng có những bạn trai thân thiết. Thân đến nỗi đến nay vẫn có hai người hy vọng cháu sẽ chọn họ. Nhưng không hiểu vì sao cháu vẫn thân mà không thể rung động được. Mỗi người một nết một vẻ, gia đình cháu đều thương yêu họ nhưng cháu chẳng chọn ai trong số đó.

Ở chỗ học nghề kế toán cháu quen một anh hơn cháu 5 tuổi. Anh đi học muộn là vì gia cảnh, phải giúp mẹ nuôi các em vì ba bỏ đi theo người đàn bà khác. Anh phải học cấp III bổ túc văn hóa rồi mới học nghề. Anh rất hiền, ít nói, trầm trầm. Vì vậy mà ba mẹ cháu không thích lắm, nói người ta mồm miệng thay tay chân, anh này có mồm mà không có miệng. Từ chỗ không thích tính cách, ba mẹ cháu còn suy ra, anh có một ông ba như vậy, ai bảo anh không giống ông ấy về sau?

Nói chung là người lớn của nhà cháu tự tin quá về gia phong của mình và đã chê ai thì chê tận cùng bằng số. Anh không dám tới nhà cháu chơi, anh mất tự tin vì hoàn cảnh, về sức vốc nhỏ thó và về con đường học vấn lận đận của mình. Trong khi đó thì hai người bạn trai thời trung học của cháu cứ thêm dầu vào lửa, cháu bực lắm.

Cháu cũng nên dừng lại với cô một chút về hai gã bạn này. Cả hai đều tên T. T cao thì thư sinh, thầy giáo, nho nhã, con một, nhưng cháu không thích cách kiểu ẻo lả nữ tính của anh ta. T lùn thì đen đúa hoạt bát, năng nổ, hơi bặm trợn, bằng trung cấp nông nghiệp, cháu cũng không thích kiểu người ăn to nói lớn, hay phun nước miếng nữa và chắc rất hay chửi thế.

Cô thường viết duyên và nợ. Cháu thấy mình nợ người thanh niên cùng nghề với mình. Cháu không biết thuyết phục ba mẹ ra sao nữa. Chắc tại vì hai người bạn kia cứ ám cháu. Mà ba mẹ cháu lại thiên về người thầy giáo hơn, người cháu thấy nhạt nhẽo hơn gã T lùn.

Cháu mong cô một lời khuyên.

Cháu xin giấu email cô nghe.

Cháu thân mến!

Thông thường, bạn đã thân tới mức gì cũng tường, gì cũng tâm sự thì không thể yêu được nữa. Như anh em ruột thịt rồi vậy. Vì sao? Vì tâm hồn con người cũng như thân thể. Với bạn thời phổ thông, ta lớn lên và trưởng thành bên nhau, những non dại của người này thì người kia thấu hết, những tâm tư của nhau đều được trút ra khi có dịp, như uống cùng một chén nước, che chung một tấm áo mưa, sâu hơn, như đã từng mặc áo của nhau vậy. Không lạ mùi tóc, không lạ nét môi, không lạ cách cười, chao ơi, chán quá.

Thế nhưng, khi đã quyết chọn thì những đôi từng là bạn chí thiết ấy lại rất bền. Không cần khám phá tính cách và tâm hồn nữa, đã có thể nói với nhau mọi thứ. Ổn định và thú vị. Hầu như xung khắc cũng không có nữa. Nhất là khi hai người đã sai lầm lần đầu và bỗng dưng quay lại với nhau thì tình bạn tức khắc biến thành tình yêu, sâu sắc, mãnh liệt.

Ba mẹ cháu không phải vô lý hoàn toàn khi chọn người bạn T cao của cháu. Rể mà mình thuộc thì quá tiện, cao hơn, quá tuyệt. Có thể gần gũi như con trai được. Nhưng không có nghĩa là cậu kế toán của cháu mất hẳn cơ hội. Giả sử cậu ấy từng là bạn học, từng mòn gót trên bậc thềm nhà cháu thì sao? Có khi còn được thương hơn vì cậu ấy đã vượt lên hoàn cảnh, có hiếu hết mức với mẹ mình. Cháu có lý hơn ba mẹ cháu. Nhưng cũng nên xem lại mình phục hay mình thương hại. Cảm và thương khác với chạnh thương đó nghe.

Không có gì là không chọc thủng nếu kiên nhẫn. Hãy nói cậu ấy cứ đến đại đi, có cháu làm tay trong rồi mà. Lần đầu mặt lạnh, sau đó sẽ bơ đi và rồi cũng phải ấm lên chứ. Mình cứ lễ phép, lăn xả vào việc nhà để giúp thì cây còn đỗ nữa là người? Cô không thấy ở đây một trở ngại thực sự. Chỉ thấy hai cậu kia lảng vảng, vậy cháu phải đánh tiếng “dẹp loạn” đi kẻo cảnh Sơn Tinh Thủy Tinh hoài cũng buồn cười. Cháu đừng cho các cậu ấy hy vọng, đừng tự hào mình lắm mối, ắt sẽ xong ngay thôi mà.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm