| Hotline: 0983.970.780

Số nó như vậy và mình chỉ là kẻ chầu rìa trong cuộc đời của nó thôi!

Thứ Sáu 20/04/2018 , 06:50 (GMT+7)

Nhưng chẳng thấy có tây ta nào. Bây giờ nó ngấp nghé bốn mươi chị ơi, động tới đề tài chồng con là nó nổi khùng. Nó và em trai hục hặc, em nói có gan làm có gan chịu, ý nói dám độc thân thì đừng có xù lên...

Chị thân mến!

Làm cha làm mẹ, ai cũng muốn con cái mình giỏi giang, yên ổn, khỏe mạnh, hạnh phúc đúng không chị? Càng lúc tôi càng nghĩ, yêu cầu vậy quá cao.

Vợ chồng chúng tôi rất bình thường trong đám đông công chức xứ mình. Sinh theo tiêu chuẩn mà cũng theo nguyện vọng của mình, hai đứa con, gái đầu lòng, con trai út. Con gái học giỏi, bẩm sinh nó đã bộc lộ là đứa giỏi trong khi em trai yếu ớt, nhõng nhẽo, ỷ lại. Quả nhiên khi vô đại học, chị thi một lần qua ải ngay, em trai thì phải lần thứ hai cơ.

Nhìn con gái học hành, phóng xe, thông thạo tiện ích điện tử, tôi không mừng mà lo. Con gái nam tính quá đi, ba nó trấn an, con gái thời a còng vậy đó, lọng ngọng tụt hậu liền.

25 tuổi, rồi ba mươi chị ơi. Có 5 năm mà con người sang một bước ngoặt khốc liệt há chị? Gái sau ba mươi thì tâm sinh lý khác hẳn. Thấy con sạm da, người khô đi, tôi giục công khai rồi giục nhỏ lúc chỉ có hai mẹ con với nhau nhưng không ăn thua.

Năm con trai 28 tuổi, nó đành cưới vợ, không chờ chị khăn gói theo chồng được nữa. Em không yêu ai, chị nói này nói nọ, em qua mặt, chị lại tủi thân.

Từ đó con gái ra ở nhà mướn, làm nhiều việc lăng quăng mà nó nói là khởi nghiệp. Vợ chồng chúng tôi buồn lắm, nhà ba tầng ở sao hết mà nó bỏ đi. Ở chung nữa em trai có con, chị có cháu hủ hỉ vui chứ. Chồng tôi lại trấn an, cho nó tự do, yêu tây cưới tây càng tốt.

Nhưng chẳng thấy có tây ta nào. Bây giờ nó ngấp nghé bốn mươi chị ơi, động tới đề tài chồng con là nó nổi khùng. Nó và em trai hục hặc, em nói có gan làm có gan chịu, ý nói dám độc thân thì đừng có xù lên. Vậy là chị ở miết ngoài nhà, năm thì mười họa mới đáo về, không thấy cười không thấy tươi, xạm, già, như khỉ.

Có đau lòng không chị? Có cách nào hơn, thưa chị?

-------------------

Bạn thân mến!

Bây giờ tỷ lệ người chọn sống độc thân tăng lên chóng mặt. Xu hướng của toàn cầu hóa, chúng ta lạ gì. Ở các nước văn minh hàng trăm năm nay, độc thân nhan nhản. Hỏi họ nghĩ sao, một người Pháp bạn chúng tôi trả lời “Nước Pháp không còn người da trắng tôi cũng không quan tâm, vì sao tôi phải quan tâm nước Pháp có còn người Pháp chính gốc hay không, hử?”. Hết ý kiến.

Người ta quan niệm sống cho mình. Hiện tại mình vui, là vui. Không truyền giống, không đạo hiếu, không cần ai phụng dưỡng, nghĩa là họ thực sự rời xa văn hóa ngàn đời của người mình.

Vả lại, từ bản thân mình, họ thấy làm người mệt nhoài, cát bụi mệt nhoài, một vòng chật hẹp, cùng lắm sáu mươi năm cuộc đời có là bao. Họ nghĩ và làm, ai cấm, không ai dám cấm hoặc có thể cấm cả.

Nhưng con gái hay con trai đều đổi khác khi không có đôi lứa. Nói cho tợn, nếu vẫn trai gái mà không cưới nhau thì khác, khác xa với việc không ai cả, như một con ốc không mở miệng.

Chắc chắn cơ thể không thông thoáng, tính tình không cởi mở, từng tế bào không được tưới tắm, máu huyết không có cao trào sục sôi rồi lắng dịu. Nói chung khác thường mà tưởng mình phi thường.

Sau tuổi ba mươi, con gái của bạn thầm hốt hoảng đấy bạn ạ. Biết tủi thân khi em trai thản nhiên lấy vợ, chị có nghĩ con gái mình từng hy vọng rồi đành thất vọng khi không có ai để mắt và ngỏ lời không?

Có lẽ cơ địa cháu không ổn, xạm, khô, do nội tiết và khi không được khai hóa, điều độ âm dương thì nó cằn cỗi, già úa. Đừng tưởng gái tân quý, vì khư khư chữ trinh thời nay là có vấn đề.

Đã có vẻ muộn khi bạn tiếp cận con và đưa nó đi đông y. Không biết chu kỳ kinh nguyệt con ra sao, dễ bị bế và rối lắm đó. Chưa chi sẽ tiền mãn và mãn thì tính khí còn khó lường hơn.

Thôi đành bạn ơi, âu là nó chọn, số nó như vậy và mình chỉ là kẻ chầu rìa trong cuộc đời của nó thôi. Khi đề tài chồng con thành cấm kỵ trong nhà, tức là nó cam đành chứ không tự nguyện nên thiếu kiêu hãnh, khoan thai, thiền định.

Không nhà ai trọn vẹn cả. Đừng quá buồn mà nên tìm mọi cách để con dễ gần, về qua thường hơn với ba mẹ với em trai và các cháu gọi cô. Mái ấm mãi mãi là mái ấm, không gì thay thế được, hãy tin như vậy.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm