| Hotline: 0983.970.780

Thu trăm tỷ nhờ trồng cam

Thứ Năm 03/09/2015 , 07:25 (GMT+7)

Đến vùng cam Cao Phong (Hòa Bình) mới thấy trồng cam có thể làm giàu, thậm chí rất giàu. Dự báo tết này, người trồng cam nơi đây có thể thu cả trăm tỷ từ cây cam.

Cam Cao Phong có tiếng từ lâu, thậm chí thời Pháp người ta đã lập một đồn điền trồng cam khá lớn ở đây. Người Pháp rất tinh về thổ nhưỡng, khí hậu. Họ đã khám phá ra Mộc Châu thì không cớ gì Mai Châu, Cao Phong bị bỏ qua.

Hòa Bình là tỉnh đồi núi, nói chung đất đai không mấy màu mỡ. Riêng Cao Phong lại được tạo hóa ban cho thổ nhưỡng khác biệt, đó là vùng bazan phong hóa với tầng đất dày, trồng cây ăn trái hoặc cây lấy hạt không chê vào đâu được.

Thời bao cấp, chao đảo với cái ăn để lấp cho đầy bụng, đất Cao Phong bị người ta đem trồng sắn rất lãng phí, giá trị kinh tế đã thấp, đất lại thoái hóa nhanh chóng. Chỉ hơn chục năm lại đây, cây cam Cao Phong mới được khôi phục, nhưng không phải là loại quả ăn cho vui mà với tư cách một trái cây đặc sản nổi tiếng ở phía Bắc.

Phải thừa nhận sau cam Vinh thì cam Cao Phong không cần quảng cáo cũng nghiễm nhiên đứng thứ hai với vị ngọt sắc, thơm ngon đậm đà mà người ít tiền không dễ dám dốc hầu bao cả trăm ngàn đồng mua một cân cam về ăn tết.

Một loại quả ngon không thể thiếu 2 yếu tố là thổ nhưỡng và giống. Giống lâu nay bỏ bê, giờ đang khôi phục lại. Thổ nhưỡng thì Cao Phong đã sẵn, vấn đề là lâu nay đất đó trồng sắn, trồng na, trồng ngô... toàn những cây phá đất đã thoái hóa trầm trọng nên bồi bổ, cải tạo đất thông qua phân bón là việc làm cần thiết nhất lúc này.

Đi trong bạt ngàn vùng cam Cao Phong những ngày thu khi mà tết Nguyên đán chỉ vài bốn tháng nữa sẽ đến, nhìn những vườn cam trĩu quả mới thấy đất này không quá khó làm giàu. Thực tế đã có hộ thu từ 4- 5 tỷ nhờ cam, chứ không phải đi buôn thuốc phiện từ Sơn La về như có dạo vẫn rộ lên. 

Vũ Văn Vuông, khu 7 thị trấn Cao Phong có 2ha cam, trước anh đi xây bỏ bê vườn cam nên thu được đâu hay đó. Sau anh ngẫm lại, đi xây cả ngày được hơn trăm ngàn không bõ bèn gì nếu so với chăm sóc tốt vườn cam. Bởi cây cam chưa bao giờ phụ công người.

Trồng cam như nuôi con mọn, lơ là cũng vẫn có thu nhưng bằng nửa nhà bên. Bởi cũng vườn cam ấy trồng thưa khác, trồng dày khác. Trồng thưa cây đẹp, nhưng đó là kiểu nhà giàu trồng xong chờ 3 năm cây bói mới có tiền. Trồng dày (20m2/cây), chăm tốt có cây 2 tạ quả thậm chí 3- 4 tạ, nhìn quả cứ trùm lên nhau tưởng như cây cam gãy đến nơi.

Tuy nhiên trồng dày cây cần nhiều phân bón, phải bón phân gì hợp với cây cam đây? Tìm đến đại lý của vợ chồng anh Bùi Văn Dũng cùng khu, anh Vuông đã phát hiện ra loại phân phù hợp với 2ha cam nhà mình.

Vợ anh Dũng cho biết, từ ngày chị mở đại lý bán phân 3 con gà của Cty CP XNK Vât tư nông nghiệp và nông sản, chị không chỉ cung ứng phân cho các hộ khác mà bón luôn cho vườn cam nhà mình. Hiệu quả thấy rõ bởi phân 3 con gà có nguồn gốc thực vật hữu cơ nên cây cam hấp thụ từ tốn, vừa tiết kiệm phân bón vừa khiến cây không “bội thực”.

Đặc điểm của cây cam cần rất nhiều phân. Bởi để nuôi một lượng quả khổng lồ- từ 3 đến 4 tạ quả/cây thì cần một nguồn dinh dưỡng tương ứng. Bón đạm quả nứt, ăn nhạt, vỏ xanh ẻo nhìn mã quả đã kém ai thèm mua.

Cam cao Phong đang có giá, gần tết ngót trăm ngàn mỗi ký cũng không có mua. Ngoài trồng cam Cao Phong, một số hộ trồng cả cam Valencia, cam Canh…
Vợ anh Dũng thì hào hứng với kế hoạch mở rộng mạng lưới phân bón 3 con gà. Vì mới bán nhưng chị thừa nhận phân này quá phù hợp với cây cam.
Hôm rồi những hộ trồng cam xung quanh còn nhảy qua bờ rào vào vườn nhà chị cầm bao bì phân bón lên xem chị bón phân gì mà cam đẹp thế. Như vậy, 3 con gà đã gây chú ý.

Phân 3 con gà dần ngấm vào đất, vào cây, vào quả trong suốt chu kỳ cây cam phát triển. Hái quả xong, tháng 12 cây gần như kiệt sức khi nó đã hiến cho chủ vườn mấy tạ quả nên phải bón kịp thời để cây hồi phục, tháng 6- 7 năm sau bón nuôi quả, tháng 9- 10 bón dưỡng quả, và tháng 11 khi quả trên cây bắt đầu hung vàng tiếp tục bón thêm một lượt nữa để qủa đậm vị, đẹp da.

Vòng đời cây cam như một người mẹ mang thai, sinh nở, nuôi con khôn lớn. Cây cam lấy từ đất dưỡng chất của đất trời để cho ra những chùm quả ngọt. Nhưng đất cũng không thể tự bồi bổ, dầy thêm. Nó cần có phân bón trợ sức.

Anh Vuông, anh Dũng đều có kiến thức thâm canh cam. Dẫm trên đất vườn, các anh biết đất thiếu gì, thừa gì, cây cam no hay đói, từ đó bón phân, tưới nước cho hợp lý. Vì thế có vườn khai thác dăm năm đã tàn, nhưng có vườn 11, 12 tuổi cây cam vẫn xanh tốt, thậm chí nhiều vườn cam 17, 18 năm tuổi vẫn xuân sắc.

Tạo tán, tỉa cành cho cam cũng là một nghệ thuật. Trồng cam cứ vóng lên là hỏng, vì cây vóng quá cành la càng cộc bên dưới ít quả. Cam phải có tán dày, sum xuê, lá dày, xanh thẫm. Nói nhìn lá đóan cây là vậy.

Dân trồng cam lâu nay bón phân không thấy cây “bốc” là nóng ruột, nên thiên về bón đạm. Thậm chí bón lai rai, mỗi tháng bón 1 lần, trời mưa xong lại bón, vừa tốn phân, tốn tiền lại hại cây.

Nhờ tiếp xúc với phân 3 con gà, lại được Cty hướng dẫn cách sử dụng tỉ mỉ, anh Dũng, ang Vuông đã hiểu thêm về phân bón, về dinh dưỡng cây trồng. Mỗi anh giờ đây có 2ha cam, mỗi ha cam sung sức đang có giá từ 1,5 đến 2 tỷ đồng- một tài sản mà dân ở thành thị không dễ có. Có người nói, mỗi gốc cam đang treo 1 cọc tiền cũng không quá.

Vùng cam Cao Phong như cái máy in tiền. Khoảng 1.200 ha cam của cả dân và Cty cam Cao Phong đang hứa hẹn một vụ cam tết 2015 bội thu. Có hộ trồng tới 18ha cam, hộ ít cũng nửa ha. Tiền từ đó mà nhân ra.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm