| Hotline: 0983.970.780

Thực hư lời đồn loài gián chịu được bom nguyên tử

Thứ Hai 11/09/2017 , 11:05 (GMT+7)

Mặc dù chúng ta đang ở thế kỷ 21 song vẫn tồn tại lời đồn "ngây thơ" làm cho nhiều người tin, rằng loài gián có thể sống khỏe trong các vụ nổ bom nguyên tử, trang tin. Ripleys.com (RC) ngày 7/9 cập nhật.

07-12-53_1
Gián đã có thể chịu được lực cao hơn 900 lần trọng lượng của chúng

Gián (Cockroaches) là côn trùng thuộc bộ Blattodea, thường mang mầm bệnh cho con người. Trong số 4.600 loài gián có khoảng 30 loài sống trong môi trường gần con người. Chúng nổi tiếng là sống khỏe trong cả môi trường khắc nghiệt, chính vì vậy nhiều người đã phóng đại, gián không bị tiêu diệt trong các vụ nổ hạt nhân.

Những quả bom nguyên tử hiện đại giải phóng năng lượng tới 15 megaton TNT, tương đương 63.000 petajoules lực (mỗi peta ở đây còn thêm 15 số 0 nữa).

Bộ xương ngoài của gián có thể chịu được lực cực tốt, khiến chúng khó chết. Cấu trúc gồm tổ hợp các tấm chồng lên nhau thông qua một màng co giãn. Khi bị ép, chúng cũng có thể dàn trải lực đều xuống cho các chân để giảm bớt tác động.

Theo nghiên cứu do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS) thực hiện gần đây cho thấy, gián có thể chịu được lực tới 900 lần trọng lượng cơ thể của chúng, 2 cân Anh (900 gram). Trọng lượng này khá ấn tượng với một cơ thể nhỏ bé, tương đương một chiếc kẹp giấy. Nói cách khác, loài vật ưa đồ ngọt này đủ mạnh để tồn tại khi có cả một hộp kẹo nặng đè lên chúng.

Đáng tiếc, hai cân Anh chỉ bằng khoảng 0,02 joules lực mà loài gián có thể chịu được, con số này so với 63.000 petajou của một vụ nổ bom nguyên tử chẳng đáng là bao, tuy nhiên, nếu so với con người, gián vẫn sống sót nếu ở xa và được tường đổ che kín.

Mỗi cơ thể chúng ta có thể chịu được khoảng 1.000 rads bức xạ, gián có thể chịu được từ 5.000-10.000 rads, tùy thuộc vào từng loài. Khi một thiết bị hạt nhân phát nổ, nó phóng ra các đồng vị hạt nhân được đẩy lên cao do tác động của không khí. Gió mang theo các hạt, không chỉ gây ô nhiễm đám mây mà bụi phóng xạ còn làm ô nhiễm cả một vùng rộng lớn.

Dựa vào tỷ lệ tử vong theo phía quân đội Mỹ tính toán, bất kỳ người nào trong phạm vi 2 km từ tâm nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản hồi năm 1945 đều bị nhiễm phóng xạ ở mức tử vong trong vòng 48 giờ đầu và nguy cơ tổn thương về sau phụ thuộc vào thời gian sống trong khu vực bị ô nhiễm, vì vậy, rất có thể một số loài gián vẫn sống sót qua bức xạ, nhưng phần lớn là chết.

Tuy nhiên, các vũ khí hạt nhân hiện đại ngày càng mạnh hơn, và có tính phóng xạ cao hơn nên khả năng loài gián gián sống sót như hai vụ nổ ở Nhật năm 1945 sẽ không còn. Cũng phải nói thêm rằng, không chỉ có gián, mà còn có nhiều loại côn trùng khác cũng có khả tồn tại sau vụ nổ Hiroshima, như ong Braconidae, có thể chịu được 180.000 rads mà không làm tổn hại đến khả năng sinh sản. Gấu nước và một số loại vi khuẩn có thể chịu được đến 3.000.000 rads.

07-12-53_2
Loài ong Braconidae có thể chịu được 180.000 rads bức xạ

Theo Ripleys.com - 9/2017

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.