| Hotline: 0983.970.780

Trắc trở hôn nhân

Thứ Ba 06/07/2010 , 12:05 (GMT+7)

Tụi con đã tính chuyện kết hôn, muốn chăm sóc nhau mà không thể. Lẽ nào cưới xong mà vẫn mỗi đứa một nơi sao?

Ảnh minh họa
Cô Dạ Hương kính mến!

Con đã thích báo NNVN từ hồi là sinh viên. Con đã xem kỹ suốt từ bấy đến nay mục TVGĐ để xem có trường hợp nào cùng cảnh ngộ với con không. Nhưng con đã phải phiền đến cô rồi.

Con và cô bạn gái vốn là dân thời phổ thông, học cùng trường và người cùng huyện. Nhưng khi là sinh viên thì hai đứa hai nơi, con học ở TP HCM còn cô ấy học trên Đà Lạt. Ra trường cô ấy được làm ở tuyến huyện quê nhà, còn con thì bị đi làm ở tuyến huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng. Hai đứa cách nhau 170 cây số.

Ông trời thật trớ trêu. Lúc học sinh cũng chỉ học gần, lên sinh viên yêu nhau thế mà cũng không được gần nhau, giờ đi làm thì cũng xa nhau vời vợi. Tụi con đã tính chuyện kết hôn, muốn chăm sóc nhau mà không thể. Lẽ nào cưới xong mà vẫn mỗi đứa một nơi sao? Cô ấy không thể theo con được, vì cô là con gái rượu của một gia đình nề nếp, khá giả.

Sự việc không chỉ dừng lại ở đây đâu, thưa cô. Sang năm gia đình cô ấy sẽ đi Mỹ theo diện đoàn tụ. Ông bà ngoại và mấy cậu dì của cô ấy đã đi từ năm 1985. Vì vậy, việc cưới xin của tụi con ngày càng khó khăn. Những lần ở bên nhau, con và cô ấy đã suy nghĩ và phân tích rất nhiều nhưng cuối cùng vẫn chưa đưa ra được quyết định nào.

Thấy tụi con quen nhau lâu vậy mà chưa cưới xin, bạn con có đứa khen nhưng cũng có đứa chê. Chúng nó giờ đã có gia đình ổn định cả. Có đứa yêu một hai năm thì cưới, có đứa bị tình yêu sét đánh mới 3 tháng đã cưới rồi.

Hiện giờ tụi con thật khó xử

Xin cô tư vấn giúp.

Con H.G xin không in địa chỉ

Cháu trai thân mến!

Một cuộc tình học trò, nở hoa và sắp thành trái chín, quá đẹp phải không cháu. Cô đọc thấy sự gắn bó keo sơn ở các cháu qua cách trở, đúng như câu nói “gian nan sinh ra để thử lòng người”.

Không phải gia đình con một nào cũng chê rể nghèo giàu. Một gia đình nề nếp thường lấy tình làm trọng, lấy năng lực thay cho bạc tiền. Nhưng khi gia tộc họ đã ở bên Mỹ hết thì sớm muộn gì họ cũng sang và phải đem con gái theo. Sự cách trở lần này mới là ghê gớm. Cô không nghe thấy một giải pháp thực tế. Sao không nghe phản ứng từ gia đình cô gái. Có nhà họ cho cưới sớm, để chàng trai lại và bảo lãnh sau. Có nhà họ vốn không mặn từ đầu nên nhân việc này đã ra áp lực cắt đứt luôn, rất nhẫn tâm.

Một cuộc đời bị tổn thương tình yêu, thật khó mà sống bình thường, thanh thản. Ai người sâu sắc thì nỗi lòng càng lớn. Tại sao cha mẹ sinh ra ta mà ta lại có thể chết sống với một người dưng khác họ? Câu hỏi ấy đã có tự ngàn xưa nhưng như vậy thì mới là con người trong sứ mệnh duy trì nòi giống. Ai cũng chữ hiếu nặng trich, chắc đã có phân nửa nhân loại ở vậy vì không vui với áp đặt của mẹ cha. Phàm trai gái lớn lên phải có đôi có cặp, vì vậy phải con tim định hướng mới biết người đó có thích hợp không. Cả đời với một con người xa lạ, nan giải lắm chứ, không duyên và không cảm thì sống làm sao. Và phải nợ nhau nữa, có nợ nữa mới thành vợ thành chồng.

Cô không nghĩ xa cách về địa lý thì không thể cưới. Giá như khi cả hai có việc thì cưới đi đã, rồi sẽ thu xếp hợp thức hóa sau. Ở khu nhà chỗ cô, có tới mấy đôi vợ làm ở TP HCM nhưng chồng ở Đồng Nai hay Bình Dương. Họ đều là dân trí thức cả, ban đầu cũng ấm ức nhưng rồi quen, thấy tránh được bon chen ở Sài Gòn cũng hay. Cơ hội thành vợ thành chồng của chúng cháu chừng như đã ở thì quá khứ, các cháu quá cả nghĩ mà chậm chân rồi. Chấc tại cháu thấy lép, chỗ làm xa, nhà mình nghèo, đúng không? Nhưng giá như cô ấy vẫn muốn sống chết với cháu thì trước khi lên máy bay vẫn còn thời gian kia mà.

Cô không nghĩ trong hoàn cảnh cháu cưới là để chăm sóc nhau. Cưới là một nghĩa cử, vừa thiêng liêng vừa thực tế, để được chính danh, để xong một việc lớn mà ai cũng phải trải qua. Vì vậy, hãy thử tính cưới nhau đi, đạm bạc, gói ghém, tinh thần là chính. Nếu bên ấy kiên quyết bắt con gái họ phải dừng lại thì cháu cũng nên cùng cô ấy bàn một lối ra. Đăng ký kết hôn mà không cần một cái lễ, cũng đâu có sao. Vấn đề lại nằm ở tấm tình, độ sâu và bản lĩnh của chính cô gái.

Rất mong các cháu cùng nhau vượt qua được thử thách khắc nghiệt này.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm