| Hotline: 0983.970.780

'Trưng cầu ý dân' việc chặt xà cừ 30 năm tuổi

Thứ Tư 20/01/2016 , 07:15 (GMT+7)

Hàng cây xà cừ trên đường 30/4, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đang đứng trước nguy cơ sẽ chặt bỏ để thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị.


Hàng cây xà cừ 30 năm tuổi đang có nguy cơ chặt bỏ

Trước thông tin này, có hai luồng ý kiến. Người thì cho rằng cần chặt bỏ hàng cây xà cừ, còn người khác mong muốn giữ lại vì hàng cây này đã tồn tại suốt 30 năm qua giữa trung tâm thành phố trẻ.

Khoảng 100 cây xà cừ hơn 30 năm tuổi nằm dọc theo đường 30/4, một trong những tuyến đường chính, khang trang sạch đẹp của thành phố Tây Ninh hiện đang phát triển tốt. Hàng xà cừ được trồng từ phong trào trồng cây nhớ Bác vào những năm 1978-1980.

Từ đó đến nay, hàng xà cừ sinh trưởng, trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân nơi đây và du khách phương xa mỗi khi có dịp đi qua tuyến đường 30/4, nối trung tâm thành phố Tây Ninh với Khu du lịch núi Bà Đen, một điểm tham quan đặc trưng của tỉnh biên giới Tây Ninh.

Vào tháng 11/2015, UBND thành phố Tây Ninh họp với các cơ quan chức năng lên kế hoạch chặt bỏ 100 cây xà cừ để chỉnh trang tuyến đường 30/4. Trước khi "trảm" hàng xà cừ, chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến người dân.

Ông Nguyễn Văn Căng, hội viên Hội Người cao tuổi tỉnh Tây Ninh nằm trong số ý kiến nên giữ lại hàng xà cừ. Ông Căng nói: "Chúng ta lên thành phố rồi, đường đô thị nên có cây xanh cho mát, có bóng râm để nghỉ ngơi. Theo tôi trồng cây xà cừ được cỡ vậy, thì nên giữ lại".

Hiện nay, trên tuyến đường 30/4, ngoài hàng xà cừ 30 năm tuổi, còn trồng thêm hàng cây dầu 10 năm tuổi nằm phía bên trong, song song với hàng xà cừ đã trồng trước đó. Vì vậy theo ông Võ Ngoan Hùng, một hộ dân ngụ trên đường 30/4 thì việc để hai hàng cây xanh như thế là không cần thiết, và hàng xà cừ cần chặt bỏ để phòng tránh rủi ro.

Ông Hùng nói: "Mình đã trồng hai bên cây dầu, để xà cừ chính giữa làm chi. Tuổi thọ cao, xà cừ bên trong sẽ bọng, đổ ngã như ở thành phố Hồ Chí Minh đè chết người có ngày. Nhiều cây bên trong bọng, ngã đổ mình không hay thì sao. Tại vì không có cây dầu thì cây xà cừ cũng nên để lại, giờ mình đã trồng hai bên hàng cây dầu rồi, để xà cừ ảnh hưởng xe cộ lưu thông".

Hàng xà cừ 30 năm tuổi, hiện có người xem là vật cản giao thông, nguy cơ gây tai nạn khi cây ngã đổ, nhưng có người lại xem đó là biểu tượng, là lá phổi xanh giữa lòng thành phố thân yêu và cũng là niềm tự hào mỗi khi có ai tấm tắc ngợi khen hàng cây xà cừ đã đi cùng thành phố suốt bao năm tháng.

Ông Đen, một tài xế xe ôm đã 20 năm đậu đón khách trên đường 30/4, thành phố Tây Ninh thì mong muốn giữ lại hàng xà cừ. "Phải có cây xanh cho đẹp thành phố, hổng lẽ chặt đi thành phố sẽ trống trơn như đồng ruộng. Du khách đến thấy cây cổ thụ to, thì cũng trầm trồ chắc lâu năm rồi đấy, có cái hay của nó" - ông Đen bày tỏ.

Chặt bỏ hay giữ lại hàng cây xà cừ, mỗi người có quan điểm, ý kiến khác nhau và bên nào cũng có cái lý riêng. Không hiểu chính quyền thành phố Tây Ninh sẽ quyết thế nào. Tuy nhiên, riêng chủ trương "trưng cầu dân ý" việc chặt hàng cây xà cừ 30 tuổi đã cho thấy chính quyền nơi đây đang tôn trọng ý kiến người dân như thế nào.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm