| Hotline: 0983.970.780

Cần có kiểm soát chất lượng ‘nông sản giải cứu’

Chủ Nhật 28/03/2021 , 21:54 (GMT+7)

Góp tay hỗ trợ nhau vào thời điểm khó khăn là cần thiết, nhưng chất lượng nông sản vẫn cần được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cà chua bị thâm cuống, một số có hiện tượng bị mốc, thối.

Cà chua bị thâm cuống, một số có hiện tượng bị mốc, thối.

Giải cứu nông sản là hành động đẹp giúp người nông dân vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng cho nông sản “giải cứu” cũng là một vấn đề quan rất quan trọng cần được chú ý.

Chiều 28/3, trên vỉa hè tại đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội), một số sạp hàng bày bán các loại nông sản như bí, cà chua, củ đậu... được nhiều người dân ghé mua. Người bán cho biết đây là nông sản từ Hải Dương, có giấy tờ đầy đủ.

Củ đậu có dấu hiệu bị mốc, dập, nứt.

Củ đậu có dấu hiệu bị mốc, dập, nứt.

Tuy nhiên, quan sát kĩ, một số loại củ quả đã có dấu hiệu bị hỏng. Khi được hỏi, người bán trả lời là do nông sản giảm giá, người nông dân không chăm sóc kĩ được nên củ quả có mẫu mã xấu như vậy.

Tại một điểm bán nông sản trên đường Lê Quang Đạo, trứng gà “giải cứu” có giá 20.000 đồng/10 quả. Khi được hỏi về nguồn gốc cũng như chứng nhận an toàn, người bán chỉ trả lời chung chung rằng đây là trứng gà mua ở Hải Dương chứ không có đoàn thể, đơn vị nào đứng ra tổ chức.

Hỏi thêm về chất lượng của sản phẩm, người bán quảng cáo “trứng gà được bày bán là trứng 'gà ác', kích thước nhỏ nhưng chất lượng tốt”.

So sánh cảm quan bên ngoài giữa trứng 'gà ác' với trứng gà bình thường (trái - phải), đều có giá 2.000 đồng/quả.

So sánh cảm quan bên ngoài giữa trứng “gà ác” với trứng gà bình thường (trái - phải), đều có giá 2.000 đồng/quả.

Tuy nhiên, qua cảm quan, nhiều người cho rằng loại trứng gà trên là trứng gà bị loại do kích thước nhỏ.

Một điểm bán hàng 'giải cứu' nhếch nhác, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một điểm bán hàng "giải cứu" nhếch nhác, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chúng tôi ghi nhân một số ghi nhận thực tế với hy vọng rằng dù là để góp tay hỗ trợ nhau vào thời điểm khó khăn, chất lượng nông sản vẫn cần được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn thực phẩm, đúng như khẳng định của ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương: “Không vì hai chữ 'giải cứu' mà coi nhẹ tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến thương hiệu nông sản của tỉnh nhà".

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.