| Hotline: 0983.970.780

Tự giác ngộ mới là điều quan trọng

Thứ Ba 19/04/2011 , 15:35 (GMT+7)

Nhà tù Bastoy không duy trì án tử hình, khung nặng nhất cho tội giết người cũng chỉ 21 năm. Phạm nhân vẫn có quyền tham gia bỏ phiếu.

Nhà tù Bastoy không duy trì án tử hình, khung nặng nhất cho tội giết người cũng chỉ 21 năm. Phạm nhân vẫn có quyền tham gia bỏ phiếu.

>> Nhà tù tự do nhất thế giới

Lạt mềm buộc chặt

Mỗi ngày thường có tới bốn lượt điểm danh, các phạm nhân tụ tập trước đồn cảnh sát, xếp hàng sau ký hiệu của mỗi nhà. Mọi người đều chuyện trò rôm rả với nhau. Thorstein Hanssen, 31 tuổi - một tay anh chị, người đã từng cầm đầu một băng đảng đầu trọc ở Na Uy, một thành viên mẫn cán của tổ chức vị chủng Na Uy có tên “Dòng máu danh giá”. Hai chữ “đầu trọc” được xăm trên cánh tay gã. Nhưng phạm nhân này đang có kế hoạch sẽ tẩy hình xăm trên một khi rời khỏi Bastoy. Đầu gã luôn được cạo nhẵn thín. Chỉ còn vài cụm râu dê lơ phơ dưới cằm là bằng chứng cho mái tóc đỏ từng tồn tại ngày nào.

Gã ở đây vì bị kết án đã sát hại một người da đen. Tuy nhiên bản thân Hanssen luôn cho rằng, người khác chứ không phải hắn đã sát hại cậu thiếu niên người Ghanna đó. Một tờ báo đã thuật lại, bọn đầu trọc sau khi cùng nhau tụ tập và nghe những bài hát rock kích động có tư tưởng vị chủng để lấy “tinh thần” đã cùng nhau đi tìm kiếm “con mồi”. Nạn nhân xấu số là chú bé người Ghanna 15 tuổi, bị phát hiện đã chết bởi hai nhát đâm trong một trung tâm mua sắm. Kẻ thủ ác đã lên kế hoạch từ trước, vô cùng hèn hạ và tàn nhẫn, đó là những gì vị quan toà đã nói. Và Hanssen, khi đó mới có 22 tuổi, đã bị kết án 18 năm tù.

Căn phòng của gã không có gì đặc biệt ngoài rất nhiều sách. Hanssen vẫn theo học Lịch sử và Triết học tại Đại học Osle. Những bài thi sẽ được chấm điểm qua mạng. Tuy vậy, hằng ngày gã vẫn phải chịu trách nhiệm lau sàn căn nhà tập thể và phủi bụi trên giá sách.

“Tôi đã bị chuyển hết từ nhà tù này qua nhà tù khác trước khi tới đây”, Hanssen nói. Phạm nhân này cho biết, gần như toàn bộ thời gian giam giữ trước đây, gã đều bị cách ly. Đôi mắt gã đờ ra khi nói về quãng thời gian này. “Tôi từng có một thời thơ ấu rất êm đềm”- phạm nhân này thổ lộ. Bố của Hassen sở hữu một Cty giao nhận vận tải trong khi mẹ gã là một nhà hoạt động xã hội. Bố mẹ Hanssen vẫn sống hạnh phúc bên nhau, họ rất thương yêu những đứa con của mình, nhưng họ chưa bao giờ hiểu được gã.

Các phạm nhân được gửi tới Bastoy đến từ hơn 20 quốc gia khác nhau. “Chúng tôi chung sống với nhau cũng dễ chịu”- Hanssen nói, gã đã phải đấu tranh để được giữ lại tại đây. “Thật may mắn khi chúng tôi có một nhà tù như Bastoy”-Hanssen tâm sự. Dù được hưởng nhiều đặc ân từ chính sách của nhà tù nhưng Hanssen vẫn nhất quyết không thay đổi quan điểm của mình. Trên thực tế gã còn ủng hộ việc áp dụng những khung phạt nặng hơn, vì theo gã, có thế mới đưa xã hội đi vào quy củ.

Hanssen muốn trở thành một nhà nghiên cứu xã hội sau khi ra trại. Phạm nhân này hy vọng sẽ tìm được một công việc phù hợp ở một giàn khoan nào đó. Thu nhập kiếm được, gã sẽ dùng để trang trải cho công việc nghiên cứu của mình.

"Trại an dưỡng"

Tuy vậy, hình thức đối xử với phạm nhân kiểu trên cũng không được chấp thuận ở nhiều nước châu Âu. Trên thực tế mới chỉ có khoảng 17% phạm nhân được áp dụng hình thức cải tạo kiểu này.

Đêm xuống, chỉ có 5 lính gác trên đảo. Ánh đèn hắt lên từ phía thành phố Horten lấp lánh từ phía bên kia bờ nước. Nhà tù vào mùa hè lại là điểm đến của nhiều khách du lịch khi họ tới đây chơi quần vợt, cưỡi ngựa, nằm dài trên bãi biển. Mùa đông thì là điểm trượt tuyết lý tưởng của khách.

Người ta vẫn nói vui, Bastoy chẳng qua chỉ là một khu an dưỡng. Những tù nhân ở đây bắt đầu công việc của mình vào lúc 8h15 và kết thúc vào 2h30 chiều. Họ dành chủ yếu thời gian vào công việc nông trang, nuôi ngựa, trồng rừng. Nhà tù không duy trì án tử hình, khung nặng nhất cho tội giết người cũng chỉ 21 năm. Phạm nhân vẫn có quyền tham gia bỏ phiếu. Na Uy hiện là quốc gia có tỷ lệ tù nhân thấp nhất châu Âu, với 66 người trên 100 ngàn dân so với 738 người ở Mỹ. Quốc gia này muốn người phạm tội được răn đe giáo dục hòa nhập vào cộng đồng hơn là đưa vào ngục.

Nhưng những phạm nhân nơi đây không nghĩ nhà tù là điểm an dưỡng. Vị quản ngục khi được hỏi về những trường hợp của Eilertsen hay Hanssen cũng đã tâm sự rằng, những chính sách của ông không phải bao giờ cũng có tác dụng với tất cả mọi người. Đôi khi có những người quá bảo thủ và không chịu thay đổi quan điểm của mình. “Ép buộc con người theo một tư tưởng nào đó không bao giờ là điều tốt. Mà bạn cũng chẳng thể mãi làm thế trong xã hội tự do dân chủ này. Sự tự giác ngộ của mỗi cá nhân mới là điều quan trọng”, quản ngục Arne Nilsen nhấn mạnh. (Hết)

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.