| Hotline: 0983.970.780

Tự ti

Thứ Sáu 05/02/2010 , 10:08 (GMT+7)

Bằng cấp thấp, học thức kém, gia đình nghèo, ngoại hình xấu... tất cả làm cháu tự ti không còn muốn giao tiếp với ai.

Ảnh minh họa

Cô Dạ Hương kính mến!

Đã một lần cháu tìm đến tư vấn của cô về công việc ở đài địa phương và làm cộng tác viên ở báo trung ương, cô nhớ không cô?

Đến nay cháu vẫn phải chờ đợi gần một năm trời rồi. Chạy chọt để có công việc nhưng mãi mọi chuyện vẫn bặt vô âm tín, trong khi đó bố mẹ cháu phải còng lưng trả tiền lãi ngân hàng. Làm cộng tác viên trong một văn phòng dù được sếp ưu ái nhưng hễ cháu làm sai một tí tẹo là sếp đã buông những lời làm cháu tổn thương lắm cô ơi.

Cháu không biết nên làm gì nữa, cháu không biết lỗi ở đâu vì cháu là người con gái không được dịu dàng, ngoại hình xấu, chính vì những lý do này mà cháu rất tự ty. Bằng cấp thấp, học thức kém, gia đình nghèo, ngoại hình xấu... tất cả làm cháu tự ti không còn muốn giao tiếp với ai. Nhiều lúc đi làm với sếp mà cháu cứ trốn tránh mọi người.

Cháu luôn tự nhủ mình chẳng việc gì phải tự ti mặc cảm, cũng không được buồn, không được khóc nhưng cháu thực sự không làm được. Sau mỗi cuộc chia tay trong im lặng, cháu lại về nằm khóc một mình, cháu không dám tâm sự với ai; đặc biệt là bố mẹ; dù khổ, dù buồn, dù mệt mỏi nhưng chưa bao giờ cháu dám nói với bố mẹ tất cả. Bố mẹ đã quá mệt mỏi vì cháu. Cháu biết mình than vãn với cô như thế này là không nên, nhưng cô ơi, cuộc sống hiện tại của cháu sao mà khó khăn quá.

Cháu đang còn ít tuổi nhưng sao cháu sợ cuộc sống này vô cùng. Nhìn bên ngoài ai cũng bảo cháu mạnh mẽ vì thấy cháu hay vui cười nhưng có ai biết cho đâu. Nhiều lúc cháu nghĩ hay là thôi từ bỏ viết báo nhưng rồi lại nghĩ, công bố mẹ cho mình ăn học bao lâu chẳng lẽ mình lại buông xuôi như thế?

Cháu thực sự buồn vì hoàn cảnh của mình đó cô. Cô bớt chút thời gian tâm sự với cháu cô nhé.

Cháu gái (Hà Tĩnh)

Cháu thân mến!

Cô nhớ một cô gái mà cô đã đổi địa chỉ tỉnh đi cho thư ít bị tò mò. Cháu có bằng trung cấp, có một chân cộng tác viên, theo cô, thế cũng không đến nỗi. Có những ông sếp ôn tồn điềm đạm, thấu đáo thì thời nay cũng sinh ra những lão sếp nói năng bặm trợn thích quát tháo ra uy. Cháu cần xem ông ta là tốt mà trái tính hay xấu và nham hiểm. Nếu lão ta “ruột để ngoài da” thì cố gắng thông cảm và chịu đựng để mình có công việc, có thu nhập và rôi sẽ có những cơ hội.

Làm báo thời nay không dễ. Nghề nào cũng không dễ, do đất chật người đông, với nghề báo còn do “sự thật mất lòng”. Nhưng phải có nghề thì “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, cô cũng đã từng có những ông thủ trưởng không ra sao mà cô vẫn phải kéo lê đời công chức của mình để có sổ hưu, có bảo hiểm y tế… Ấy là nói về mặt mưu sinh, ngoài ra nghề báo nói riêng còn cho ta sự khám phá, quyền lực của thông tin và sự thật và những tích lũy thú vị từ việc xê dịch.

Cháu hãy kiên nhẫn, viết kỹ viết nhiều để có cái tên và rồi báo đài địa phương sẽ chú ý mình, dễ ra. Đừng quá bi quan về cuộc sống mà ngòi bút của mình ảm đạm. Dù sao mình lành lặn tươi nguyên, còn có cả bố và mẹ bên cạnh, dù sao mình cũng có một tấm bằng khiêm tốn để vào đời rồi cháu ơi.

 

Nhắn tin cháu Nguyễn Thị Tr ở thị trấn Bình Mỹ, Bình Lục (Hà Nam):

Đã lâu cô không thư riêng tư vấn cho ai nếu việc đó không quá cấp bách. Lá thư cháu nói chuyện khó khăn và căn bệnh “đưa chuyện” làm rối công sở rất phổ biến hiện nay. Không có gì quá kín để phải thư riêng, đúng không? Bố của bạn cháu, người còn 3 năm nữa về hưu ấy hay hiểu lầm cháu việc nọ việc kia, cho thấy cơ quan của cháu rất bệnh. Mấu chốt hình như ở chỗ chị kế toán. Đừng quá tin lời của chị ta, “tam sao thì thất bản”, cô nghĩ, ông ấy cũng bị chị ta thao túng mà thôi. Đã tường chân dung thì sẽ có cách ứng phó, mình không bị bất ngờ thì không có việc họ đánh lén dễ nữa.

Cố lên cháu nhé, người đông của khó, mật ít ruồi nhiều. 

Nhắn tin em Quách Ngọc Tẩm, huyện Yên Thủy ( Hòa Bình):

Rất mừng vì em đã nhận được phụ cấp cho người tàn tật và đã thoát dần ra khỏi thế bị anh chị mình bắt nạt. Cảm ơn em đã quý và đã khen báo NNVN.

Dạo áp Tết dương lịch chị có gửi qua bưu điện đến em một chút tiền an ủi, gọi là quà, không biết em có nhận được không mà thư này không thấy nói.

Chúc em một cái Tết cổ truyền ấm cúng. 

Nhắn tin cháu gái ký là “Cháu gái Lạng Sơn” thư đề ngày 18/1/2010:

Mong cháu đi đại học liên thông như đã đăng ký để có tấm bằng cao hơn, hy vọng công việc sẽ tốt hơn hiện nay.

Cô cảm ơn lời chúc Tết của cháu và cô cũng chúc cháu năm Canh Dần mạnh và giỏi như hổ.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm