| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Lễ Hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Chủ Nhật 08/03/2015 , 10:24 (GMT+7)

Tối ngày 6/3 năm Ất Mùi, Lễ hội nhảy lửa mang đậm nét huyền bí, hoang sơ của người Pà Thẻn lại được tổ chức trang trọng tại xã Hồng Quang huyện Lâm Bình.

Đến hẹn lại lên, cứ vào tuần rằm tháng giêng hàng năm, Lễ hội nhảy lửa lại được các thầy mo và những thanh niên trai tráng của dân tộc Pà Thẻn xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang tổ chức, nhằm giữ gìn nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về của cộng đồng người Pà Thẻn.  

Tối ngày 6/3 năm Ất Mùi, Lễ hội nhảy lửa mang đậm nét huyền bí, hoang sơ của người Pà Thẻn lại được tổ chức trang trọng tại xã Hồng Quang huyện Lâm Bình, đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến xem, khám phá.

Chuẩn bị Lễ nhảy lửa, thầy mo phải làm món lễ cúng tếthần linh. Lễ vật gồm một bát hương, một chiếc đàn gõ, một con gà luộc, 5 chén rượu và tiền vàng mã.

Khi thầy mo gõ vào đàn và miệng niệm lễ cúng, tất cảnhững người tham gia nhảy lửa phải là nam giới, đi chân đất và ngồi thành hàng đối diện với thầy mo.

Khithầy mo “làm phép nhập ma" cho từng người nhảy lửa (thủ tục này thường kéo dài khoảng 2 tiếng),sau đó các bậc thần linh sẽ nhập đồng cho những người nhảy lửa.

Lúc này, họ như được tiếp luồn sức mạnh mới một cách kỳ diệu, mạnh bạo bước trên đống lửa có than đỏ rực,cùng sự khéo léo trên từng đôi chân vàcả lòng dũng cảm để tung người như diễn viên múa trên sàn lửa trước sự hò reo, cổ cũ của hàng ngàn khán giả.

Khi các thanh niên nhảy cuồng chân liên tụckhoảng 4  đến 5 phút, cả đống lửa cùng tham đỏ rực bị dẫm nát, đống lửa đang cháy ngùn ngụt bị toé tung, cùng than đỏ rực bỗng cũng bị phá tan hoang dưới chân của các thợ nhảy.

Cuối cùng lửa tắt, than tàn, thế nhưng tất cả những người tham gia không hề bị bỏng hoặc rát bàn chân. Sau lễ nhảy lửa, các thanh niên bị mồ hôi túa ra ướt áo, cùng đôi chân đất đen nhẻm, trước sự tấm tắc khen ngợi và thán phục của nhiều người.

Theo quan niệm của người Pà Thẻn, thì ngọn lửa tượng trưng cho sự sống, sự ấm no, hạnh phúc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Dưới đây là một số hình ảnh của Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn tại xã Hồng Quang huyện Lâm Bình vào tối ngày 6/3:


Thầy mo dân tộc Pà Thẻn đang tế Lễ


Giữ cây nêu khi thầy mo tế lễ


Đống lửa đang cháy mạnh nhất, ngọn lửa bốc cao hơn 2 mét, cuộc nhảy lửa mới bắt đầu


Các thanh niên say sưa phá tan đống lửa đỏ bằng chân đất


Bước nhẹ nhàng trên than đỏ rực


Than đỏ rực bủa vây một thanh niên


Tan lễ nhảy lửa, các thanh niên cũng thấm mệt và ngồi phệt xuống đất

 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm