| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó sự cố tài chính ảnh hưởng mái ấm

Thứ Bảy 30/12/2017 , 09:27 (GMT+7)

Sau gần ba năm làm chung với mấy người bạn chí cốt, anh Đức Huy và bạn bè gần như trắng tay vì công việc làm ăn thua lỗ.

Sau cú sốc thất bại ấy, mọi thứ trong gia đình vợ chồng anh Huy bất ngờ bị đảo lộn. Bao nhiêu tiền bạc, vốn liếng dành dụm lâu nay đem ra làm ăn, quyết chí phen này phải làm giàu, giờ đây chẳng còn gì khiến cuộc sống gia đình họ như đang đứng trên bờ vực. Hai cuốn sổ tiết kiệm của chị Quyên, vợ anh, gần cả mấy trăm triệu cũng vì làm ăn thua lỗ mà mất luôn.

17-09-35_trng_14
Ảnh minh họa

Trong khi đó, đứa con đang du học ở nước ngoài của anh chị đang rối rít nhắn ba mẹ nó gửi tiền sang để đóng học phí càng làm họ phát hoảng. Phen này, chắc phải cho con gái về nước để học tiếp mấy học phần còn dang dở, chị Quyên ngậm ngùi tâm sự.

Tài chính khỏe mạnh là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự bền vững của một gia đình, là sự cam kết của cả hai vợ chồng trong việc vun đắp cho gia đình chung. Khi rủi ro ập đến, nếu vợ chồng không có bất kỳ kế hoạch dự phòng nào thì gia đình đứng trên bờ vực phá sản là điều khó tránh khỏi. Những dự định cho cuộc sống gia đình, kế hoạch học tập của con cái có thể bị ảnh hưởng theo.

Đưa hết vốn liếng, tiền bạc dành dụm bấy lâu nay cho chồng làm ăn, chị Bích Phượng với hi vọng sẽ được đổi đời, có cuộc sống sung túc và thoải mái hơn. Thế nhưng, do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chuyện làm ăn của chồng chị, anh Hoàng Quân, gặp thất bại ê chề, lại vay trả góp hàng tháng nên nỗi lo càng thêm chồng chất. Không ít lần, buồn quá hóa ra liều, anh Quân thường tụ tập bạn bè ăn nhậu, chè chén đến tận khuya mới về nhà. Tiền làm ăn đã hết nay chồng còn lấy tiền nhà để vui chơi bù khú khiến chị Phượng càng thêm “sôi máu”. Không chỉ chì chiết, đay nghiến chồng, chị Phượng còn dọa chia tay nếu chồng không chịu tu tâm sửa tánh. Anh Quân có lớn tiếng cãi lại, chị càng cảm thấy bức xúc, tức giận hơn vì cho rằng do anh mà mình phải chịu thiệt thòi như bây giờ.

Cũng vì chuyện làm ăn vỡ lở mà những chuyện nhỏ trong nhà nay trở thành đề tài để tranh luận, lý sự giữa hai vợ chồng. Chị Phượng đổ lỗi cho chồng là thiếu quan tâm khi cái xe gắn máy chị vẫn thường đi làm cứ ì ạch không chịu nổ máy. Còn anh Quân trách vợ vô tâm khi để chồng phải ăn tối bên ngoài vì bận họp đột xuất hay đi làm về muộn không kịp lo cơm nước.

Hai yếu tố quan trọng mà việc làm ăn thất bại có thể ảnh hưởng đến gia đình một người, thứ nhất là chấn thương tâm lý. Tâm trạng căng thẳng, muốn co cụm là nguyên nhân khiến họ giảm tương tác với người bạn đời và con cái. Từ đây tạo ra bức tường ngăn cách trong gia đình, khiến những mâu thuẫn từ nhỏ hóa to và đến lúc vợ chồng không thể nói chuyện với nhau được nữa. Hệ lụy thứ hai là tan vỡ niềm tin. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cú “ngã ngựa” bất ngờ của một người. Trong đó, việc thất bại do thái độ vô trách nhiệm trong làm ăn, chi xài vô độ dẫn đến nợ nần chồng chất sẽ khiến người còn lại có cảm giác bị phản bội.

Chán nản vì chuyện làm ăn không thuận buồm xuôi gió, anh Lê Kỳ chưa biết phải làm gì để xoay chuyển tình thế. Đợt làm ăn lần này, anh Kỳ lấy hết tiền trong tài khoản riêng đầu tư và vay mượn thêm từ bạn bè để đầu tư vào một dự án bất động sản, nhưng cuối cùng không có kết quả gì vì giá cả biến động khó lường.

Khi chồng gặp chuyện, vợ anh, chị Mai Anh vừa lo vừa giận, vì không biết anh phải xoay sở thế nào với khoản vay “nóng” kia, nhưng nhất quyết không muốn can thiệp vào chuyện của chồng. Bởi theo chị, anh làm sai thì phải ráng chịu, chuyện nợ nần của anh chị càng không muốn dính líu. Một gia đình không xây dựng trên những giá trị bền vững thì khi sự cố tài chính của một trong hai vợ chồng xảy ra, người còn lại hoặc cả hai rất dễ bỏ cuộc.

Thậm chí, người thân của nhân vật chính cũng sẽ tìm cách lánh xa vì không muốn dính líu đến đến người đang gặp rắc rối, đặt biệt nếu có rắc rối tiền bạc cần sự can thiệp của pháp luật. Bên cạnh đó, cuộc chiến trong và sau sóng gió gia đình có thể kéo dài nhiều năm. Đó có thể là cuộc chiến giành quyền nuôi con, cuộc chiến gầy dựng lại sự nghiệp và niềm tin, là nỗ lực hàn gắn những tổn thương tâm lý của những người liên quan.

(Kiến thức gia đình số 51)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm