| Hotline: 0983.970.780

Ước một ngôi mộ khi chết

Thứ Sáu 30/06/2017 , 06:40 (GMT+7)

Khi tới thôn Trung Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), hỏi thăm gia đình bà Thái Thị Thỉ không ai là không biết và thương cảm. Hiện giờ bà đang sống trong cảnh nghèo khó, côi cút không nơi nương tựa.

09-51-24_nh_so_phn
Mọi việc đi lại của bà Thái Thị Thỉ phải nhờ vào chiếc xe lăn

Chúng tôi biết đến hoàn cảnh của bà Thỉ qua sự giới thiệu của thầy giáo Lê Công Thuận, Hiệu trưởng THCS Đặng Dung, một người hết mực với công tác từ thiện. Ngôi nhà của bà Thỉ rộng tầm 20m2 nhờ các nhà hảo tâm mà có. Trong nhà không có vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ kỹ, sắp gãy chân.

Bà Thỉ sinh ra trong một gia đình nghèo khổ. Khi sinh ra không được may mắn như bao đứa trẻ khác khi đôi chân bị tật nguyền, không đi lại được.

Năm nay 60 tuổi nhưng chồng con không có, một mình côi cút trong căn phòng nhỏ, sống qua ngày nhờ ít tiền trợ cấp người tàn tật. Không chỉ bị liệt, mà còn đau ốm thường xuyên nên mọi sinh hoạt hàng ngày như tắm táp, nấu ăn... bà đều phải dựa vào chòm xóm giúp đỡ. 

Nguyện vọng của bà Thỉ bây giờ là có một ít tiền sống qua ngày đoạn tháng và làm phần mộ trước khi về với tổ tiên. Nghe bà chia sẻ như vậy, chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Một điều đơn giản với mọi người nhưng lại là cả một ước mơ cho đến chết của bà Thỉ.

Hiện bà Thỉ rất mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Thái Thị Thỉ, thôn Trung Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh); hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị. 

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm