| Hotline: 0983.970.780

Vợ cụt chân nuôi chồng và 2 con tâm thần

Thứ Sáu 27/10/2017 , 08:20 (GMT+7)

Giờ bà chẳng còn nước mắt để rơi nữa, bởi cuộc đời đã gặp phải quá nhiều nghịch cảnh, tai ương. Chồng tâm thần, con cũng tâm thần.

10-16-39_b_thun_ben_cnh_chong_v_con_tri_cung_mc_chung_dien_lon_cu_minh
Bà Thuận bên người con trai và chồng đều tâm thần

Mới đây, trong lần lên viện thăm nuôi con trai thì bà gặp nạn phải cắt bỏ 1 chân. Cuộc sống gia đình vốn nghèo nay lại càng bội phần khó khăn. Đó là hoàn cảnh trớ trêu của bà Lê Thị Thuận (SN 1955) ở thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
 

Nhà có 3 người điên

Vốn kém sắc, lại mắc tật nói ngọng nên ngoài 30 tuổi bà Thuận mới được mai mối nên vợ nên chồng với ông Lê Thế Bình (SN 1950) mắc chứng tâm thần từ nhỏ, chỉ biết đi lang thang khắp làng trên xóm dưới.

Bà Thuận tiếng là có chồng nhưng kỳ thực có cũng như không. “Gọi là chồng vậy thôi chứ ở với nhau chả được mấy vì ông ấy đi lang thang suốt. Hiện giờ ông ấy cũng không ở cùng với mẹ con tôi nữa, tự nhiên bỏ đi sống 1 mình. Tôi sinh 2 đứa con rồi tự mình nuôi dưỡng, nhưng tôi chưa bao giờ trách cứ gì cả, cũng bởi ông ấy có bệnh nên mới thế”, bà Thuận chia sẻ.

Một năm sau ngày cưới, ông bà sinh được cậu con trai đầu lòng là Lê Thế Hòa (SN 1990). Thế nhưng, niềm vui đó nhanh chóng vụt tắt khi sau một trận sốt ác tính, Hòa có những triệu chứng tâm thần. Dù nghèo khổ nhưng bà Thuận vẫn quyết đem con đi khám nhiều nơi, tuy nhiên cũng chẳng biến chuyển gì. Tiền đi lại, thuốc thang cứ mỗi ngày một chồng chất.

Lần thứ hai mang thai, bà Thuận khấp khởi hy vọng cuộc sống có luật bù trừ. Vì vậy, đứa con trai thứ hai Lê Thế Hiền (SN 1992) chào đời kháu khỉnh, bụ bẫm. Thế nhưng lại một lần nữa, trái tim người mẹ lại quặn thắt khi phát hiện Hiền cũng có dấu hiệu ngơ ngơ nặng hơn người cha, người anh của mình.

Đưa tay xoa ống chân mới bị cắt cụt, mắt ngấn lệ, bà Thuận tiếp tục giãi bày: “Hai đứa con của tôi sinh ra vốn không được như con người ta. Thằng em thì năm nào cũng phải nhờ các bác ở địa phương đưa vào viện tâm thần Hà Nam chữa trị, thằng lớn thì may mắn hơn nhưng ngờ nghệch đến cái chữ cũng chả học được”.

Bà Thuận chỉ vào Hiền nói: “Nó lên cơn điên loạn thường chạy ra đường tàu đứng, nhiều lần họ phát hiện kịp nên không sao. Mình thiệt mạng đã đành còn gây nguy hiểm cho người khác. Hết ra đường tàu lại chạy tới phá phách các quán bán đồ của làng xóm. Nó bị bệnh nhưng khỏe lắm, mỗi lần lên cơn điên là không ai giữ nổi.

Một lần bứt xích chạy qua nhà đập phá, tôi phải nhờ 5 thanh niên trong xóm mới vật được nó ra xích lại. Trong nhà này nó đánh tôi nhiều nhất. Gia đình tôi phải xích con cả ngày, vừa mở ra để ăn trưa là nó chạy liền. Ban đêm nó hú vang khiến cả xóm này không ai ngủ được. Nhiều lần nó đi lạc, thương con gia đình lại đi khắp nơi tìm kiếm.

Giờ thì phải xăm số điện thoại trên cánh tay để đi lạc mọi người còn biết mà gọi về báo. Nó thường vác dao đuổi chém người ta, cực chẳng đã tôi phải nhờ bà con lối xóm xuống đưa nó đi gửi vào Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Nam gấp. Bác sĩ bảo nó bị đứt một dây thần kinh rồi, suốt đời không chữa được”.
 

Cùng cực

Từ ngày chăm chồng và hai cậu con trai đều mang bệnh tâm thần điên loạn, thường xuyên lên cơn đập phá, không thể làm lụng gì, bản thân bị cụt mất một chân do tai nạn giao thông, bà Thuận cũng nghỉ việc để chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền đưa chồng, con trai út đi vào bệnh viện vào Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Nam. Của cải trong nhà đã ít ỏi, nay lại dồn thêm những khoản nợ. Trong khi bà Thuận lại đang cùng lúc bị bệnh xoang và suyễn kéo dài, càng thêm héo hon, gầy guộc. Và cho đến nay, với số nợ hơn 80 triệu đồng, bà Thuận hoàn toàn không có khả năng trả nợ.

10-16-39_cn_nh_m_moc_dot_nt_cu_gi_dinh_b_thun_suot_nhieu_nm_qu_khong_co_dieu_kien_tu_su
Căn nhà xiêu vẹo, dột nát của gia đình bà Thuận suốt nhiều năm qua không có điều kiện tu sửa

Nói về hoàn cảnh đặc biệt này, ông Lê Ngọc Minh - Trưởng thôn Đọi Tam, ái ngại cho biết: “Gia đình chị Thuận thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương, nhiều năm qua là hộ nghèo và vẫn chưa thoát nghèo. Hoàn cảnh éo le, chồng và con trai bị bệnh nhiều năm rồi, nay chị Thuận lại gặp tai nạn nên càng thêm bội phần khó khăn. Qua đây, đại diện cho thôn, tôi tha thiết kính mong mọi người cùng chung tay giúp đỡ cho gia đình chị Thuận”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Lê Thị Thuận ở thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm